3 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận gần 17.500 ca mắc tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với đợt cùng kỳ. Trong đó, tình trạng số ca mắc tăng cao xảy ra khắp các tỉnh thành phía Nam như TP.HCM, Long An, Đồng Tháp và An Giang.
- Khiếp sợ căn bệnh ký sinh trùng 'làm tổ' đẻ trứng trên mi mắt người
- Phá thận, hại gan vì trót tin vào quảng cáo 'hại người' 'nhà tôi ba đời làm thuốc gia truyền'
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay đã có 4 trẻ mắc tay chân miệng ở Kiên Giang, Long An và An Giang tử vong. Đặc biệt, 3 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận gần 17.500 ca mắc, tăng gấp 4 lần so với đợt cùng kỳ.
Đáng chú ý, đây là căn bệnh phổ biến, lưu hành cả nước, chỉ trong vòng 3 tháng, tình trạng số ca mắc tăng cao xảy ra khắp các tỉnh thành phía Nam như TP.HCM, Long An, Đồng Tháp và An Giang.
Theo thông tin từ rung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa có vắc xin dự phòng.
Bộ Y tế cho biết dịch tay chân miệng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh vào mùa dịch, thông thường là tháng 4-5 hàng năm. Bệnh có thể dễ lây lan nếu vệ sinh môi trường không đảm bảo, mọi người không thực hành rửa tay thường xuyên bằng xà phòng... Bên cạnh đó, người dân nên tích cực phòng chống sớm để tránh nguy cơ dịch lan rộng và kéo dài.
Cũng theo Bộ Y tế, ở các địa phương hãy tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo ăn uống sạch, hợp vệ sinh môi trường. Ngành giáo dục cũng nên triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại nhà trẻ, trường mẫu giáo và ở mỗi cơ sở, cần có đủ phương tiện rửa tay.
Ngoài ra, Chính phủ đề nghị các sở y tế địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để hạn chế tối đa số ca tử vong, phòng lây nhiễm chéo với các bệnh truyền nhiễm khác.