Saffron hay còn được gọi là nhụy hoa nghệ tây, một dược liệu quý cho sức khỏe. Thị trường hiện nay, chất lượng và giá cả của saffron loại "vàng đỏ" này khá đa dạng, gây khó khăn khi lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn các bí quyết hữu ích để có thể mua được saffron tốt.
- Đâu là sữa chuẩn Organic cho bé phát triển toàn diện, mẹ khỏi âu lo?
- Chìa khóa giúp trẻ tăng đề kháng, ít ốm vặt cho năm học mới
Hạn sử dụng
Cho dù được trồng ở đâu đi chăng nữa thì mỗi năm saffron cũng chỉ có duy nhất một vụ thu hoạch vào cuối tháng 10. Sau đó saffron sẽ được sấy khô và sử dụng dần. Nếu được bảo quản trong điều kiện môi trường tốt, saffron có thể để được 4 năm tính từ khi thu hoạch mà vẫn giữ nguyên được chất lượng. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng tốt nhất của saffron được đánh giá là trong vòng 2 năm đầu tiên.
Với các sản phẩm saffron đang bán trên thị trường hiện nay có hạn sử dụng khá đa dạng - từ 2 năm, 3 năm đến 4 năm. Có hãng sản xuất tính hạn dùng từ ngày đóng gói, có hãng sản xuất lại tính từ ngày thu hoạch…
Vậy sử dụng saffron với thời hạn tính như nào là hợp lý nhất?
Mặt sau bao bì ghi rõ hạn sử dụng
Ảnh trên là hạn sử dụng của hộp saffron 1g đến từ thương hiệu Baby Saffron - hãng saffron uy tín, chất lượng, lâu đời trên thế giới (từ 1840) và được nhập khẩu chính ngạch nguyên hộp vào Việt Nam. Các thông tin được in rõ ràng và đầy đủ, bao gồm niên vụ (crop year), hạn sử dụng tốt nhất (best before) là 2 năm kể từ niên vụ, ngày đóng gói (packing date), giúp người tiêu dùng nắm được các thông tin cần thiết và rõ ràng về sản phẩm.
Như vậy, có thể thấy theo thương hiệu này thì hạn sử dụng saffron không tính theo thời điểm đóng gói, mà tính theo thời điểm thu hoạch (cuối tháng 10 hàng năm). Vì thế, khi mua saffron, chúng ta cần biết về mùa thu hoạch của sản phẩm, nắm được hạn sử dụng để sử dụng trong khoảng thời gian tốt nhất, giúp đảm bảo tốt nhất tác dụng của Saffron với sức khỏe.
Phân loại saffron
Một mẹo hay giúp bạn biết chính xác chất lượng của saffron như nào, hãy cứ xem kết quả xét nghiệm chỉ số các hoạt chất đặc trưng. Sau đó mới nên nhìn vào giá bán để xem có tương xứng với chất lượng hay không.
Bằng chứng chính xác nhất về chất lượng của saffron chính là kết quả phân tích xét nghiệm đánh giá phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3632 dựa trên chỉ số hàm lượng của 3 hoạt chất tiêu biểu đặc trưng của saffron (trong rất nhiều các hoạt chất có trong saffron).
Theo phân loại của ISO 3632, chất lượng saffron được chia thành 3 cấp độ từ cao xuống thấp. Chỉ số hàm lượng dược chất càng cao chứng tỏ chất lượng saffron càng tốt. Trong đó, dược chất crocin thể hiện qua độ đậm màu (strength colouring); picrocrocin thể hiện qua vị đắng đặc trưng (flavour strength); safranal thể hiện qua mùi thơm (aroma strength).
Saffron loại 1 theo ISO 3632: Lượng Crocin: từ 200; Lượng Picrocrocin: từ 70; Lượng Picrocrocin: từ 20 đến 50.
Saffron loại 2 theo ISO 3632: Lượng Crocin: từ 170; Lượng Picrocrocin: từ 55; Lượng Picrocrocin: từ 20 đến 50.
Saffron loại 3 theo ISO 3632: Lượng Crocin: từ 120; Lượng Picrocrocin: từ 40; Lượng Picrocrocin: từ 20 đến 50.
Như vây, saffron càng có màu đỏ đậm, mùi thơm đậm, vị đắng đậm thì chất lượng càng cao.
Trong các dược chất có trong saffron, picrocrocin chính là dấu ấn sinh học đặc trưng nhất vì nghệ tây là thực vật duy nhất được tìm thấy có chứa picrocrocin cho đến nay. Dựa trên nồng độ picrocrocin mà người ta có thể phân biệt, đánh giá saffron thật hay giả, nguyên chất hay pha tạp, chất lượng cao hay thấp.
Nước thử vàng
Dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết saffron thật hay giả chính là dấu hiệu nhạt màu trên đầu mỗi sợi saffron. Đó chính là viền của nhuỵ hoa. Khi sấy khô, viền của nhụy hoa có sự dao động từ màu vàng, màu cam đến màu đỏ. Cho dù saffron phơi thật khô thì cái viền đó vẫn được nhìn thấy rõ rệt. Đây là đặc điểm rõ rệt mà saffron giả sẽ không thể có được.
Ngoài ra, màu của saffron thật thường nhạt dần về phía chân sợi. Nếu là saffron giả hoặc nhuộm thì sẽ duy nhất một màu từ đầu đến chân sợi. Khi ngâm trong nước 15 phút, saffron giả sẽ nhanh chóng bị lật tẩy vì khi vớt lên kiểm tra sẽ thấy sợi mềm oặt, teo nhỏ, nát nhũn như bột khi bóp nhẹ. Trong khi đó, sợi saffron thật sẽ nở tươi và căng mọng sau khi ngâm nước.
Ngoài ra, saffron giả không thể có vị đắng đặc trưng của hoạt chất picrocrocin nên khi ngậm trong miệng sẽ thấy không có vị gì hoặc có vị ngọt.
Như vậy, để nhận biết đâu là saffron thật - giả không quá khó. Điều bạn cần làm là chọn sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch, đã qua xét nghiệm kiểm dịch và minh bạch mọi thông tin về sản phẩm