Liệu ông Park Hang Seo có lựa chọn dừng ký hợp đồng với VFF để tránh việc lặp lại vết xe đổ của chính ông cách đây 20 năm?
- Lý Tử Thất có nguy cơ trắng tay, mất thương hiệu khi tranh chấp với công ty quản lý
- Thêm một nam danh hài Vbiz lộ tin nhắn với hot TikToker: Không chỉ gạ gẫm, còn xin cả ảnh 'nóng ngắm cho đỡ nhớ'
Sau một số trận thua liên tiếp tại vòng loại World Cup 2022 vừa qua, HLV Park Hang Seo cũng nhận khá nhiều ý kiến trái chiều. Một trong số đó, là nhận xét từ bầu Hiển của CLB Hà Nội. Ông bầu này đã công khai nhận xét HLV Park bảo thủ và không linh hoạt về chiến thuật lẫn người chơi.
Thậm chí, truyền thông Hàn Quốc đã nhận xét, vị trí của ông Park đã không còn vững chắc tại câu lập bộ VFF. Bên cạnh đó, truyền thông Châu Á cũng liên tục đưa tin về ồn ào của ông Park và bầu Hiển.
Trước đó, tại buổi họp báo trước thềm trận Oman - Việt Nam, ông Park đã rất thẳng thắn chuyện 4 năm gắn bó cùng đội tuyển Việt Nam, song vị HLV cho biết không phải lúc nào cũng được bình yên tự quyết. Bằng sự chèo lái, huấn luyện của ông Park, ĐTQG liên tiếp thành công và trở thành số 1 Đông Nam Á. Mới đây nhất là tuyển Việt Nam lần đầu góp mặt ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022 vào cuối tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau chiến công lịch sử nói trên thì ông Park gặp khá nhiều chỉ trích.
Nhà cầm quân người Hàn có nhiều lý do để suy nghĩ về những nhận xét của bầu Hiển. Có thể nói, thời gian tiếp theo chính là áp lực lớn nhất của ông Park trong suốt 4 năm qua. Đây cũng không phải lần đầu tiên ông Park rơi vào cảnh "người hùng" bị chê trách. Trước đây, ông cũng từng rơi vào hoàn cảnh này cách đây 20 năm.
Cụ thể, 20 năm trước ông Park Hang Seo là trợ lý cho HLV Hiddink, cả hai đã cùng tuyển Hàn Quốc đi đến bán kết World Cup 2002. Sự việc đó đã gây chấn động bóng đá thế giới. Tưởng từ đó sẽ mở ra cánh cửa tươi đẹp với ghế HLV trưởng U23 Hàn Quốc, nhưng sự nghiệp của HLV Park rơi vào cảnh sụp đổ, và bị sa thải do Hàn Quốc dừng bước ở bán kết ASIAD năm 2002.
Câu chuyện của nhà cầm quân người Hàn cách đây 20 năm và hiện tại khá tương đồng. Đứng trước nguy cơ lặp lại vết xe đổ của 20 năm trước, ông Park có thể lựa chọn chủ động chia tay VFF sau khi bị phê phán. Tức là chọn rời khỏi ghế HLV trưởng Việt Nam trong vinh quang. Và chắc chắn không một ai có thể chê trách gì được vị HLV người Hàn đã cống hiến cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, VFF sẽ lại rơi vào thế nan giải trong hành trình tìm người thay thế nhà cầm quân người Hàn. Nếu nhìn lại quãng thời gian trước đó, có thể thấy, sau thời HLV Calisto thì VFF đã ký với 5 nhà cầm quân, bổ nhiệm 2 người tạm quyền nhưng tất cả đều thất bại. Mãi cho đến năm 2017, khi bầu Đức mời ông Park về làm HLV cho VFF thì mới có được sự chuyển mình rõ rệt.
Tạm gác lại ông Park, nhìn sang hàng xóm là đội tuyển Thái Lan. Sau nhiều vinh quang, Thái Lan đã trượt dài vì HLV Kiatisak từ chức vào năm 2017. Vị HLV này đã tạo ra sự thống trị vững chắc cho bóng đá Thái Lan ở Đông Nam Á. Ông cũng giúp tuyển Thái Lan có tấm vé vào vòng loại cuối cùng World Cup 2018. Tuy nhiên, sau những trận thua tả tơi vì các đối thủ mạnh nhất Châu Á và chịu nhiều áp lực khiến ông Kiatisak tự ái và chia tay tuyển Thái Lan.
Ngay sau đó, Thái Lan đã mời rất nhiều người giỏi về thay Kiatisak, nhưng tất cả đều thất bại, tới nay, thất bại đó vẫn còn thấy rõ. Cũng có thông tin Thái Lan mời lại Kiatisak dẫn dắt tuyển Thái Lan, tuy nhiên ông đã là người của bầu Đức ở CLB HAGL.
Cuối cùng, VFF có thể nhận ra được hai bài học lớn, một là ông Park từng nghỉ ở Hàn cách đây 20 năm, ông Park có thể chủ động chia tay VFF để tránh vết xe đổ cũ. Thứ 2, Thái Lan mất Kiatisak vào năm 2017, liệu bóng đá Việt Nam có lại rơi vào cảnh ngộ như Thái Lan sau khi chia tay HLV Kiatisak?