Thực trạng dương tính sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đã khiến nhiều người hoang mang. Các chuyên gia khẳng định điều này là hoàn toàn bình thường.
- Phố Bùi Viện: Đã phong tỏa một quán cà phê liên quan ca mắc COVID-19
- 80% ca mắc COVID-19 trong đợt dịch mới không có triệu chứng, nguy cơ bỏ sót bệnh cao
Theo một số báo cáo khắp nước Mỹ, một số trường hợp vẫn mắc COVID-19 mặc dù đã tiêm vắc xin phòng ngừa. Các bệnh nhân gần đây nhất là 3 nghị sĩ Mỹ, HLV bóng rổ Rick Pitino và một y tá ở bang California.
Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định những trường hợp như trên là hoàn toàn bình thường. Họ khẳng định, không có điều gì bất ổn với vắc xin hoặc cách thực hiện các mũi tiêm. Dưới đây là các lý do:
- Vắc xin không có hiệu quả ngay lập tức. Phải mất vài tuần để cơ thể hình thành khả năng miễn dịch sau khi nhận 1 liều vắc xin. Ngoài ra, các loại vắc xin đang được sử dụng phổ biến như Pfizer-BioNTech và Moderna đều yêu cầu tiêm mũi thứ 2 vài tuần sau mũi đầu tiên để đạt được hiệu quả đầy đủ.
- Vắc xin không có khả năng hồi tố. Bạn có thể đã bị nhiễm Covid-19 và không biết điều đó khi chủng ngừa. Tình trạng bệnh sẽ tiến triển trước khi khả năng bảo vệ của vắc xin phát huy tác dụng.
- Vắc xin hạn chế bệnh tật, nhưng có thể không ngăn ngừa lây nhiễm. Thuốc chủng ngừa Covid-19 đang được cấp phép dựa trên mức độ hiệu quả của chúng giúp bạn không bị ốm, trở nặng và tử vong.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn chặn lây nhiễm cho bạn ngay từ đầu hoặc ngăn bạn truyền bệnh cho người khác. Đó là lý do những người được tiêm chủng nên tiếp tục đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách xã hội.
- Ngay cả những loại vắc xin tốt nhất cũng không hoàn hảo. Tỷ lệ hiệu quả của vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna rất cao, nhưng không phải là 100%. Với việc virus vẫn đang lây lan ngoài tầm kiểm soát ở nhiều nước, sẽ vẫn có xác suất nhiễm bệnh dù đã tiêm ngừa.