Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 sáng 19/2.
- Người phụ nữ bị tổn thương nội tạng vì một chất độc hạng nhất “xâm nhập” vào mâm cơm: BS cảnh báo thêm 3 việc có thể gây ung thư rất nhanh
- Nếu cảm thấy già nhanh và sức khỏe suy yếu, phụ nữ nên tăng cường ăn loại rau này để sản sinh collagen, xóa sạch nếp nhăn và đẩy lùi bệnh tật
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm với công tác phòng chống dịch
Phát biểu tại cuộc họp giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 sáng 19/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, quan điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhiệm vụ trọng tâm quý I/2021 là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện, phương tiện, mọi biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài.
"Dịch COVID-19 sẽ không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2021" – Bộ trưởng nói và nhấn mạnh lại quan điểm rằng, yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là người đứng đầu cấp uỷ phải chịu trách nhiệm với công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn của mình, chỉ đạo trực tiếp công tác này.
Các địa phương phải chuẩn bị tất cả tình huống, kịch bản, không chủ quan, lơ là với phòng chống dịch; phải vận dụng triệt để phương châm "4 tại chỗ" để khi dịch xảy ra có phương án ứng phó ngay. Tinh thần này đã được quán triệt ngay từ đầu năm 2020, khi dịch mới xảy ra ở Việt Nam.
Dự kiến có 60 triệu liều vắc xin trong năm 2021
Về vấn đề vắc xin cho người dân, Bộ trưởng Y tế cho biết, để đảm bảo tiêm đủ cho người dân trong năm 2021, Việt Nam cần 150 triệu liều.
Theo đó, Bộ Y tế đã đàm phán với chương trình COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Công ty AstraZeneca cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều.
“Tổng số chúng ta có 60 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Bộ cũng đang tích cực đàm phán với các công ty khác, một số nước khác để có thêm vắc xin" - Bộ trưởng thông tin.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Long, việc sử dụng vắc xin tuân thủ theo khuyến cáo của WHO, quy định pháp luật có liên quan, ưu tiên khu vực có dịch và có nguy cơ cao. Cơ chế cấp phép nhập khẩu vắc xin hiện thực hiện theo cơ thế khẩn cấp.
Ông Nguyễn Thanh Long nói thêm, Bộ Y tế cũng đang khuyến cáo các đơn vị có nguồn vắc xin có thể trao đổi với Bộ về vấn đề nhập khẩu, tinh thần chung là tất cả người dân đều có vắc xin đầy đủ.
Thông tin tại hội nghị, ông Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ 172 trên thế giới, thứ 41 Châu Á và thứ 7 Đông Nam Á về số ca mắc COVID-19.
Tại Việt Nam đã ghi nhận 4 biến chủng gồm:
+ D614G từ Châu Âu (dịch tại Đà Nẵng)
+ B.1.1.7 từ Anh đang gây dịch tại Hải Dương
+ B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (BN1422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19/12/2020.
+ A.23.1 từ Rwanda, châu Phi tại Sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh