Tiểu sử Phạm Nhật Vượng - Người tỷ phú mang thương hiệu Việt xuất khẩu thị trường thế giới

Tiểu sử 11/06/2021 17:00

Phần lớn mọi người chỉ biết ông Phạm Nhật Vượng là chủ tịch Tập đoàn Vingroup, là người giàu nhất Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết được đằng sau những vinh quang gặt hái được là cả một tiểu sử Phạm Nhật Vượng với nhiều biến cố và chông gai.

Đối với người Việt Nam, từ già đến trẻ, ai ai cũng đều biết Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân thành đạt, một nhà tỷ phú và hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup. Bởi ông là vị tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013. Tính đến ngày 26 tháng 10 năm 2020, ông sở hữu khối tài sản trị giá 6,7 tỷ USD và là người giàu thứ 333 thế giới. Những thông tin này được báo đài đưa tin rầm rộ nên nhà nhà, người người đều biết. 

tieu su pham nhat vuong
 Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Đôi nét về tiểu sử ông Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội. Quê gốc của ông lại ở Lộc Hà, Hà Tĩnh. Ông là con cả trong gia đình 5 thành viên. Bên cạnh cha mẹ, ông còn 2 người em là bà Phạm Lan Anh (1970) và em trai Phạm Nhật Vũ (1972). Cha là Phạm Nhật Quang - một quân nhân, phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Còn mẹ của ông chỉ là một người phụ nữ bình thường, làm nghề bán nước chè dạo trên phố. 

Có thể thấy được, Phạm Nhật Vượng có xuất thân cực kỳ bình thường nhưng với chí quyết tâm thoát nghèo mạnh mẽ, dám đương đầu với thử thách mà ông đã trở thành người giàu có bậc nhất hiện nay. 

Sinh ra vào thời kỳ những năm đất nước mới trải qua chiến tranh nên nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, gia đình ông lại đông anh em, học thật giỏi để kiếm được nhiều tiền trang trải cho cuộc sống của cả gia đình là ước mơ của ông. 

Vào năm 1987, gia đình còn khó khăn, vượt qua nghịch cảnh, ông cố gắng học thật giỏi và đã trúng tuyển vào trường Đại học Mỏ - Địa chất. Trong quá trình học tập, nhờ thành tích xuất sắc, tài giỏi hơn người, ông đã nhận được học bổng du học tại trường Đại học Thăm dò địa chất Liên Bang Nga – Russian State Geological Prospecting University.  Năm 1993, ông tốt nghiệp đại học tại Nga. Sau đó đã quyết định kết hôn với người bạn học đại học của mình là bà Phạm Thu Hương.

tieu su pham nhat vuong 1
 Ông Phạm Nhật Vượng đang hạnh phúc viên mãn bên bà Phạm Thu Hương 

Bà Phạm Thu Hương là một người phụ nữ giỏi giang. Bà có biệt danh là “Vua bà” sàn chứng khoán. Sau sự thành công của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ. Câu này hoàn toàn đúng với bà Phạm Thu Hương. Bà luôn là người đồng hành, sát cánh bên ông Phạm Nhật Vượng từ những bước khởi nghiệp đầu tiên. Hiện nay, bà đang nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT của tập đoàn Vingroup, nắm giữ trong tay hơn 49 triệu cổ phiếu của tập đoàn Vingroup, có giá trị gần 3,4 tỷ VNĐ. 

Ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương có với nhau 3 người con Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh. Cả 3 người đều học hành rất giỏi. 

Trên thương trường ông Phạm Nhật Vượng rất thành công, trong chuyện tình cảm cũng rất mỹ mãn, hạnh phúc bên vợ đẹp con ngoan. Sự giàu có và gia đình hạnh phúc của ông khiến bao người ghen tỵ. 

Thành công ở xứ người 

Thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng không phải ở trên đất Việt Nam mà chính là ở bên xứ người. Sự kiện nhận được học bổng sang Liên Bang Nga du học chính là bước ngoặt lớn cho sự thành công ngày hôm nay của chủ tịch tập đoàn Vingroup. 

Sau khi kết hôn ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương và quyết định không trở về nước ngay. Hai vợ chồng đã chuyển từ Nga sang sinh sống tại thành phố Kharkov, Ukraina. Tại đây, ông bắt đầu xây dựng sự nghiệp của bản thân mình. 

Cũng giống bao người khi lập nghiệp, cuộc sống trải đầy những khó khăn. Phạm Nhật Vượng cũng vậy. Quá trình lập nghiệp không hề bằng phẳng, ông phải huy động vốn khắp nơi, làm nhiều, không có thời gian để ngủ. 

tieu su pham nhat vuong 2
Khi mới kinh doanh ông Vượng gặp không ít khó khăn  

Ngày 8/8/1993, ông Phạm Nhật Vượng đã bắt tay vào việc sản xuất mì ăn liền mang thương hiệu mang tên “Mivina”. Để có thể tiến hành kinh doanh và sản xuất ông phải chạy vạy khắp nơi, mượn 100,000 USD từ những người bạn Việt của mình với mức lãi suất 8% một tháng. Nhờ am hiểu về thị trường, có bước đi đúng đắn nên việc kinh doanh của ông vô cùng thuận lợi. Chỉ sau 2 năm, thương hiệu mỳ do Phạm Nhật Vượng sản xuất đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường và nhanh chóng trở thành thương hiệu đồ ăn liền nổi tiếng tại Ukraina.

Sau khi có lời, ông nhanh chóng đầu tư mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu. Vào năm 2004, thương hiệu mì tôm của ông đã chiếm lĩnh 97% thị phần tại Ukraine. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất mì tôm, ông ngày đêm nghiên cứu để cho ra nhiều sản phẩm mới. Đầu năm 2007 ông bắt đầu sản xuất thêm nhiều loại thực phẩm đóng hộp khác.

Đến năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng quyết định bán lại công ty TNHH Technocom cho một công ty tại Thụy Sĩ với giá trị lên đến 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, Phạm Nhật Vượng đã rất giàu có. Sau khi bán đi công ty TNHH Technocom ông còn sở hữu 2 nhà máy với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm.

Sau đó, ông quyết định về Việt Nam phát triển  thị trường bất động sản và du lịch. Khi mới về nước Phạm Nhật Vượng dùng số lợi nhuận từ việc việc bán Technocom để đầu tư vào 2 dự án bất động sản cao cấp nổi tiếng là Vinpearl Nha Trang và Vincom Center.

tieu su pham nhat vuong 3
 Ông Vượng thành công ở xứ người với thương hiệu mì tôm Mivina

Đến tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, Lê Khắc Hiệp, một thành viên của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho Phạm Nhật Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán. Sau khi nắm được phần lớn cổ phiếu, Phạm Nhật Vượng quyết định đổi tên tập đoàn technocom thành Vingroup, chuyển trụ sở chính từ Ukraina về Hà Nội. Từ năm 2014 cho đến nay, số cổ phiếu do Phạm Nhật Vượng tăng mạnh, đã kéo tổng tài sản của ông vượt mốc  200.000 tỷ đồng. Theo một nguồn thông tin, ông Phạm Nhật Vượng đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 1,916 tỷ cổ phiếu VIC, tương đương khối tài sản trị giá 201.372 tỷ đồng (khoảng 8,69 tỷ USD).

Đầu tư tiền tỷ mang thương hiệu Việt xuất khẩu thế giới

Với khát vọng nâng tầm Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng luôn muốn thúc đẩy những nhà sản xuất trong nước tạo ra những sản phẩm có giá trị, tinh vi và tốt hơn. Vì vậy, ông đã không ngần ngại đầu tư cho Vingroup bắt đầu sản xuất ô tô và điện thoại thông minh. 

VinGroup cũng khiến giới kinh doanh xe hơi ngạc nhiên với thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10/2018. Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp. Lần đầu tiên, một hãng xe mang thương hiệu Việt được ra mắt và bày bán phổ biến trên thị trường. Cũng vào những ngày cuối năm 2018, Vingroup đã công bố ra mắt 4 mẫu điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart. 

Giữa đại dịch Corona đang hoành hành trên khắp thế giới, ông Phạm Nhật Vượng không ngại đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thực hiện sản xuất máy thở. Đây được coi là một bước đi mạo hiểm nhưng cũng rất hợp thời, lại còn mang tính giải cứu thế giới. 

tieu su pham nhat vuong 4
 Hiện nay ông Vượng đang tích cực đầu tư cho sản phẩm mang thương hiệu Việt

Với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, “Tiền là phương tiện làm việc”. Vì vậy, ông làm mọi cách để những khoản tiền lại đẻ thêm tiền. Vậy nên khi có tiền ông luôn đầu tư vào các dự án mới và không giữ tiền bên mình. 

Nhìn lại cả quá trình kinh doanh, tiểu sử Phạm Nhật Vượng, chúng ta có thể thấy rằng ông đã trải qua biết bao những khó khăn, thăng trầm. Nhưng điều làm nên một tỷ phú Phạm Nhật Vượng như ngày hôm nay chính là chữ “LIỀU”. Muốn thành công phải có sự liều lĩnh, mạo hiểm, dám thử những điều không ai dám làm mới mong gặt hái được thành quả. Ông Phạm Nhật Vượng hiểu rất rõ điều này, chính vì vậy, một khi đã “LIỀU” thì ông sẽ dành hết năng lượng, thời gian, khả năng vào công việc đó. 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thuê nguyên chiếc Boeing 787 Dreamliner đưa người Ukraine tại Việt Nam về nước giữa dịch Covid-19

Ông Phạm Nhật Vượng đã từng du học tại Nga, sau đó ông chuyển đến Kiev, thủ đô Ukraine để gây dựng thương hiệu mỳ Mivina và năm 1993.

TIN MỚI NHẤT