Vừa nghe chuyện "nam sinh bị xâm hại" liền mất kiểm soát cơ thể: Cô bé 10 tuổi khiến giáo viên sốc khi tiết lộ sự thật cách đây 3 năm
- Cách chìm sâu vào giấc ngủ trong tích tắc dành cho người hay mất ngủ
- 5 cách chữa nước ăn chân cực nhanh, ngứa ngáy, lở loét đến mấy cũng khỏi tức thì
Tờ Ettoday của Trung Quốc vài ngày trước đưa tin về trường hợp của một cô bé 10 tuổi, đang học lớp 5 tại một trường tiểu học (giấu danh tính).
Thời gian gần đây, cô bé này có nhiều biểu hiện lạ, đặc biệt trong một lần đang ngồi học môn giáo dục sức khỏe, khi nghe cô giáo đưa ra ví dụ về một bạn nam sinh bị xâm hại tình dục, nữ sinh này bỗng trở nên tức giận một cách điên cuồng. Nhận ra học trò có điều gì bất thường, cô giáo quyết định tiếp cận và nhiều lần dò hỏi.
Cuối cùng, cô học trò thú nhận sự thật: Vào năm lớp 2, cô bé đã bị người thân xâm hại tình dục nhưng vì ở nhà cô được bố mẹ dạy dỗ phải luôn kính trọng người lớn tuổi nên chưa bao giờ dám lên tiếng kể ra mọi chuyện. Hóa ra vì quá ám ảnh cảm giác bị lạm dụng nên cô bé mới có phản ứng dữ dội như vậy.
Sự việc này không chỉ gây sốc cho giáo viên mà còn khiến bất kỳ ai nghe cũng cảm thấy bất ngờ lẫn bức xúc. Trước câu chuyện của cô bé trên, nhiều bác sĩ cho biết hầu hết trẻ bị xâm hại tình dục thường chỉ tiết lộ sự thật sau 2-3 năm hoặc lâu hơn. Bởi luôn sống trong căng thẳng, 50% nạn nhân bị tâm thần suốt đời.
Trẻ em bị lạm dụng, bạo hành ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý, sức khỏe?
Bác sĩ Liang Xinyi, bác sĩ điều trị tại Khoa Tâm lý Trẻ em Trường Canh tại một bệnh viện ở Lâm Khẩu, Trung Quốc từng tham gia một nhóm nghiên cứu và nhận ra rằng hầu hết những trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị bạo hành đều gặp các vấn đề về tâm thần, ngay cả khi được gửi đến các cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng tích cực và an toàn.
Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần suốt đời của những đứa trẻ này là 54,6%. Phổ biến nhất là rối loạn hành vi (22,7%), tiếp theo là rối loạn tăng động giảm chú ý (15,5%) và rối loạn hành vi chống đối (10,3 %), ngoài ra những trường hợp khác thường bị trầm cảm, sang chấn tâm lý...
Bác sĩ Liang Xinyi cho biết: Tỷ lệ mắc hội chứng căng thẳng sang chấn ở trẻ em bị lạm dụng cao gấp 41 lần so với thanh thiếu niên bình thường. Một số người sẽ cảm thấy bất ổn, co rúm, cuồng loạn và thậm chí tấn công miễn là những người khác nói to hoặc giơ tay tương đối cao.
Tiến sĩ Ye Guowei, giám đốc Trung tâm chăm sóc trẻ em Lâm Khẩu, nói rằng lạm dụng hoặc đối xử không tốt với trẻ em có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tâm thần của chúng, chẳng hạn như ám ảnh, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi chống đối... Ngoài ra, một số chấn thương do lạm dụng thể chất và chấn thương đầu cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức hoặc chức năng hoạt động của trẻ.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tâm lý
- Thay đổi tâm trạng:
Trẻ có những cảm xúc buồn kéo dài ít nhất 2 tuần hay thay đổi tâm trạng nghiêm trọng trong các mối quan hệ của bé khi ở nhà hay ở trường.
- Thay đổi hành vi:
Trẻ bỗng xuất hiện hành vi muốn chiến đấu, muốn sát thương ai đó...
- Khó tập trung;
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Tự hại bản thân: Các hành vi tự làm tổn hại cơ thể như cắt tay hoặc tự làm bỏng. Trẻ với các bệnh lý tâm cũng có thể có suy nghĩ tự tử;
- Lạm dụng chất gây nghiện.