Mới đây, phát ngôn lý giải về tình trạng cưỡng hiếp ngày một tăng cao của một thành viên Ủy ban Phụ nữ ở Ấn Độ khiến cộng đồng mạng nước này dậy sóng.
- Chấn động: 7 em bé trần truồng bị nhốt trong căn phòng bẩn thỉu, không có đồ ăn và nước uống
- Đau lòng: Không có tiền trang trải cuộc sống, cặp vợ chồng Ấn Độ treo cổ tự tử cùng 2 con giữa đại dịch COVID-19
Theo Sina, mặc dù xã hội Ấn Độ xem tình dục và các chủ đề liên quan đến tình dục là điều cấm kỵ nhưng dữ liệu từ Cục Hồ sơ Hình sự Quốc gia Ấn Độ cho thấy, trong năm 2019, trung bình mỗi ngày có 88 vụ hiếp dâm xảy ra trên khắp Ấn Độ.
Theo báo cáo của một cơ quan truyền thông Nga vào ngày 10/6, mặc dù chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều hành động khác nhau về vấn đề này, nhưng số vụ cưỡng hiếp trên khắp Ấn Độ vẫn không giảm. Thống kê cho thấy, kể từ năm 2017, số vụ phạm tội đối với phụ nữ đã tăng hơn 25%. Đồng thời các chính trị gia Ấn Độ và các tổ chức khác thường nói rằng phụ nữ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Thậm chí có những đề xuất phụ nữ ra ngoài cần “ăn mặc thể diện” để đảm bảo an toàn.
Gần đây, Meena Kumari, thành viên của Ủy ban Phụ nữ bang Uttar Pradesh, Ấn Độ lại khiến cộng đồng mạng xã hội nước này phẫn nộ khi cho rằng việc các cô gái sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều là nguyên nhân khiến tình trạng cưỡng hiếp ngày một tăng cao. Kumari cho biết: “Các cô gái sử dụng điện thoại thông minh của họ để trò chuyện hàng giờ. Các bậc cha mẹ thường xuyên không kiểm tra điện thoại của con gái. Nhiều cô gái vẫn bỏ trốn cùng các chàng trai”.
Kumari đưa ra nhận xét trên trước câu hỏi về sự gia tăng đáng kết các vụ hiếp dâm ở Uttar Pradesh. Bên cạnh đó Kumari cũng kêu gọi các bậc phụ huynh ở Ấn Độ không cung cấp điện thoại di động cho con gái nhỏ. Trong một video được đăng tải, Kumari cũng nói rằng, các bà mẹ Ấn Độ không nên bất cẩn và hãy giám sát việc sử dụng điện thoại di động của con gái họ.
Cộng đồng mạng Ấn Độ chỉ trích tuyên bố của Kumari là lố bịch, những lời nói của Kumari chẳng khác nào một lời buộc tội các bà mẹ và các cô gái là nguyên nhân “mời gọi tội ác”. Hành động này được xem là bao biện cho thói gia trưởng, trăng hoa và coi thường phụ nữ.
Trong những năm gần đây, tội phạm hiếp dâm phụ nữ ở Ấn Độ ngày một gia tăng. Nhiều chính trị gia của nước này đưa ra những lời giải thích “kỳ lạ” khiến cộng đồng mạng vô cùng bất mãn. Năm 2012, Jitendra Chattar, một quan chức từ Haryana đổ lỗi cho các vụ hiếp dâm là do nước này việc tiêu thụ thực phẩm Trung Quốc. Trong khi đó, đầu năm nay người đứng đầu bang Uttarakhand, Tirath Singh Rawat đã đặt vấn đề đạo đức cho những người phụ nữ thích mặc quần jean rách. Để dạy cho Rawat một bài học, những phụ nữ từ khắp Ấn Độ đã đăng ảnh họ mặc quần jean rách khi tham gia các sinh hoạt hàng ngày lên mạng xã hội.