Một bác sĩ Ấn Độ thu hút sự quan tâm của dư luận khi đăng ảnh một khối máu đông lấy từ chân bệnh nhân Covid-19 ở New Delhi.
- Ấn Độ chấn động vì thông tin bác sĩ chống Covid-19 tự tử do trầm cảm
- Sắp kết hôn, người đàn ông tàn độc đột nhiên ném vợ sắp cưới qua ban công tầng 12, hành động sau đó càng khiến người khác 'lạnh xương sống'
Theo India Today, mới đây, Tiến sĩ Ambarish Satwik, một bác sĩ phẫu thuật mạch máu của Bệnh viện Sir Ganga Ram, New Delhi đã đăng một bức ảnh lên Twitter. Bức ảnh này chụp lại các cục máu đông mà bác sĩ Satwik đã lấy ra từ chân của một bệnh nhân Covid-19.
"Các cục máu đông của bệnh nhân Covid-19 trông như thế này. Chúng tôi đã tách chúng ra khỏi các động mạch chân của bệnh nhân Covid-19, từ đó cứu sống chân của bệnh nhân. Tỷ lệ đau tim, đột quỵ hoặc mất chi do cục máu đông do Covid-19 nằm trong khoảng từ 2-5%", bác sĩ Satwik đã chia sẻ.
Để giải thích bức ảnh nói về điều gì và mối đe dọa do cục máu đông gây ra ở bệnh nhân Covid-19, Tiến sĩ Ambarish Satwik đã trao đổi với India Today TV trong một cuộc phỏng vấn độc quyền. Theo đó, ông cho biết, bệnh nhân đã phát triển chứng thiếu máu cục bộ đe dọa đến chi, một chứng bệnh đột ngột bị cắt đứt lưu thông máu đến chi.
Khi ai đó bị chảy máu, bạn sẽ nhận thấy máu ngừng chảy sau một thời gian. Đó là do sự đông máu bên ngoài. Nếu những cục máu đông này tự phát triển bên trong mạch máu, thay vì phản ứng với chấn thương bên ngoài, chúng sẽ hình thành một mạch nghẽn bên trong mạch máu và cắt đứt lưu thông máu đến một cơ quan nào đó. Trao đổi về tình hình bệnh nhân Covid-19, vị bác sĩ cho hay, những cục máu đông này hình thành trong các tĩnh mạch (mạch máu dẫn máu từ các cơ quan đến tim), và mối tương quan với bệnh nhân nhiễm Covid-19 là khác cao, khoảng 14 đến 25%. Điều này sẽ tập trung xảy ra ở bệnh nhân Covid-19 vừa và nặng. Trong khi đó, tỷ lệ tương tự ở động mạch (mạch máu dẫn máu từ tim đến các cơ quan khác) là khoảng 2-5%.
"Tình trạng này có thể xuất hiện trong hai tuần đầu nhiễm Covid-19, vào thời điểm virus đang tấn công cơ thể và hệ miễn dịch phản ứng lại. Trong những trường hợp nặng, nó có thể xảy ra sau ba tuần mắc bệnh", Satwik cho hay.
Chia sẻ về dấu hiệu bệnh, bác sĩ nhận định, nếu cục máu đông đang hình thành trong động mạch, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau dữ dội và tê ở khu vực đó. Nếu vùng máu đông nằm ở tay chân, sờ vào sẽ thấy lạnh. Nếu vùng máu đông hình thành ở trung tâm của tim, bệnh nhân sẽ đau và cảm giác tức và co thắt ở ngực. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đôi khi cơn đau ngực lan ra cánh tay trái, hàm hoặc thậm chí cả lưng.