Việc tổ chức một đám cưới với người âm cũng phải tiến hành như với người đang sống, không được phép bỏ qua bất kỳ một tiểu tiết nào. Nhiều tình tiết của những 'đám cưới ma' khiến người nghe rợn 'tóc gáy'.
- Xuất hiện những biến chủng COVID-19 kết hợp với nhau, một người có thể nhiễm bệnh nhiều lần trong suốt cuộc đời, khả năng tử vong gấp 30 lần
- Tình 'tan vỡ', nam thanh niên dùng 'đoản đao' xử người yêu cũ và tình mới ngay trên phố rồi uống thuốc độc tự tử
Trong hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí đến tận bây giờ, nhiều vùng miền ở Trung Quốc vẫn còn lan truyền về hủ tục "đám cưới ma" rùng rợn.
Tại quốc gia này, nhiều người vẫn tin rằng một chàng trai chưa vợ phải sang thế giới bên kia là một điểm xấu và gia đình họ sẽ bị xui xẻo. Chính vì thế việc tổ chức một đám cưới với người âm cũng phải tiến hành như với người đang sống, không được phép bỏ qua bất kỳ một tiểu tiết nào. Nhiều người còn quan niệm rằng, những hồn ma chưa được tổ chức hôn lễ sẽ rất "khó tính", nếu không "khéo chiều" thì người nhà sẽ bị họ "hành" đến hết đời.
Đám cưới ma hay còn gọi với cái tên khác là minh hôn (hôn âm) xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ 17 trước Công nguyên. Vào năm Kiến An thứ 13, con trai Tào Tháo là Tào Xung yểu mệnh không may chết sớm. Tào Tháo vô cùng đau khổ, dằn vặt vì chưa cưới được vợ cho Tào Xung còn sống. Ngài mong muốn tìm cho con mình một tiểu thư danh giá đã chết để kết hôn.
Một thời gian ngắn sau đó, được tin con gái nhà họ Chân chết yểu, Tào Tháo bèn đến thưa chuyện. Họ nhanh chóng chọn ngày tốt và cử hành hôn lễ và sau đó hỏa táng cho đôi vợ chồng đã chết này.
Các ghi chép lịch sử Trung Quốc viết rằng, hủ tục minh hôn phát triển mạnh nhất là vào thời nhà Tống. Theo quan niệm dân gian, những nam nữ chưa kết hôn không may chết trẻ thì cha mẹ cần phải tổ chức đám cưới ma cho họ. Việc làm này giúp linh hồn người quá cố siêu thoát và không còn cảm thấy cô đơn khi ở thế giới cõi âm. Theo thời gian, hủ tục đám cưới ma biến tướng khi không chỉ kết duyên vợ chồng cho 2 người đã mất mà còn tổ chức đám cưới cho một người đã chết với một người còn sống.
Thế nhưng, hủ tục rùng rợn này kéo theo những tội ác ghê rợn khi một số tên tội phạm lén đào trộm mộ, đánh cắp xác chết và đem bán cho những người có nhu cầu lo hậu sự cho con cái. Hãi hùng hơn, một số tên tội phạm còn có hành động man rợ là giết người rồi bán xác cho người mua với giá cao. Từ đó, hủ tục đám cưới ma trở thành vấn nạn xã hội, gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhiều người.
Trước những hệ lụy nguy hiểm từ các đám cưới ma, chính phủ Trung Quốc đã cấm người dân thực hiện hủ tục này từ năm 1949. Tuy nhiên, tại một số vùng, người dân vẫn truyền tai nhau về hủ tục đáng sợ này, họ coi đây như một nét xưa trong văn hóa và đời sống của cha ông đi trước.