Một buổi sáng tháng mười đầy sương, tràn ngập trong không khí là hương thơm ngát của hoa Crocus sativus (hoa nghệ tây) - loài hoa được dùng để lấy nhụy, sản xuất ra thứ gia vị đắt đỏ bật nhất thế giới là nghệ tây hay còn được biết đến là zafran theo cách gọi Ba Tư.
- Động đất 6,1 độ Richter, 250 tòa nhà mất điện, Thủ đô Tokyo bao phủ bởi bóng tối
- 'Không gì hơn gia đình', người đàn ông hiến 65% lá gan cho cha mình để cứu sống ông
Trong khung cảnh hùng vỹ của những ngọn núi tuyết cao chót vót, những con đường rợp bóng cây liễu bao phủ những cánh đồng mênh mông nở rộ sắc tím loài hoa nghệ tây, người dân làng Pampore khoác lên mình chiếc áo truyền thống, nhẹ nhàng hái những bông hoa mỏng manh rồi chất đầy chiếc giỏ tre đơn sơ của họ. Nơi đây còn được biết đến với cái tên "thủ phủ nghệ tây của Ấn Độ", cách thành phố Srinagar, thủ phủ của bang Jammu & Kashmiri 30 phút lái xe.
Được trồng ở vùng Kashmir trên độ cao 1.600 mét, nghệ tây là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Ước tính, có tới 20.000 hộ gia đình tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến nghệ tây, chủ yếu họ sống ở các quận Pulwama, Srinagar và Budgam.
Mặc dù có những thuyết âm mưu khác nhau về nguồn gốc của nghệ tây, nhưng hầu hết đều đồng ý rằng, loại gia vị này được phổ biến nhờ người Iran. Họ đã khiến nghệ tây được biết đến rộng rãi khắp tiểu lục địa khi mà ảnh hưởng của họ còn khá lớn vào thế kỷ thứ XIII. Hiện nay, Iran vẫn là quốc gia cung cấp đến 90% nghệ Tây cho cả thế giới.
Một vị đầu bếp người Kashmiri, ông Sunil Mahnoori cho biết: "Các bông hoa nghệ tây thường có nhụy màu vàng và đỏ. Nhưng chỉ những sợi nhụy màu đỏ mới có thể điều chế ra nghệ tây.".
Nghệ tây được nhiều người ví là "vàng đỏ" bởi giá trị của nó. Mỗi ki-lô-gam nghệ tây có giá đến 4000 USD, vì để sản xuất ra mỗi một phần nghệ tây như vậy cần đến 150.000 bông hoa. Những người nông dân thường nhân giống hoa nghệ tây bằng củ của nó vì hạt của hoa không có giá trị sinh sản.
Vị nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập là Cleopatra được cho là rất thích tắm bằng nghệ tây. Người Ai Cập cũng sử dụng nghệ tây để ướp xác và làm thuốc đắp. Các tượng nữ thần ở Minoan, Hy Lạp sẽ được dùng nghệ tây để nhuộm đỏ áo choàng. Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nghệ tây là crocin, picrocrocin và safranal - được cho là có tác dụng giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chống lại bệnh Alzheimer và trầm cảm.
Nghệ tây cũng được người dân ở Kashmiri sử dụng làm gia vị cho các món hầm, nước dùng xương, các món bánh và thịt nướng. họ còn cho nó vào sữa để uống trong tháng lễ Ramadan hoặc để bà bầu uống khi đang mang thai.
Sanjay Raina - một đầu bếp nổi tiếng người Kashmiri từng đoạt giải thưởng, người hiện đang điều nhà hàng Mealability có tên tuổi ở Delhi cho biết nghệ tây là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của ông. Ông thêm vào các món tráng miệng "trứ danh" của mình nghệ tây hảo hạng lấy từ vùng Kashmir. Ông nói thêm: “Cách tốt nhất để biết liệu nghệ tây bạn đang sử dụng có phải là hàng thật hay không là nếm thử".
Cây nghệ tây là một loài thực vật mỏng manh, chỉ phát triển mạnh ở những vùng đất ẩm giàu mùn (chất này được hình thành do xác động vật phân hủy), ngoài ra thì việc thu hoạch nó cũng vất vả không kém. Anh Noor Mohammad, một nông dân trồng nghệ tây ở làng Lethpora, cách Srinagar 15 km, cho biết hầu hết công việc trên 2 héc-ta đất của anh là do gia đình anh làm, mùa thu hoạch nghệ tây cao điểm rơi vào khoảng từ 20/10 đến 20/11 hàng năm.
Tuy vậy, sản lượng nghệ tây đã giảm tới 65% trong 22 năm (tính đến năm 2018), theo Bộ Nông nghiệp Kashmir. Lý do chính cho việc này chính là vì xung đột chính trị và sự hiện diện của quân đội tại đây.
Anh Mohammad cho biết thêm: "Việc tiêu thụ các sản phẩm nghệ tây cũng gặp khó khăng khi trên thị trường đầy rẫy những loại nghệ tây kém chất lượng, giá thành cũng rẻ hơn được vận chuyển từ Iran nhưng lại mang cái mác là ở vùng Kashmir.".
Năm 2010, chính quyền trung ương Ấn Độ đã phát động Sứ mệnh nghệ tây quốc gia với ngân sách 57 triệu USD để phục hồi sản xuất và nghiên cứu các phương pháp canh tác mới. Chính phủ cũng đã mở một Trung tâm Giao dịch nghệ tây ở làng Pampore được đầu tư công nghệ cao. Vào ngày 25/7, nghệ tây ở vùng Kashmir đã được trao Chỉ dẫn địa lý quốc tế, bằng cách này, nghệ tây ở cùng Kashmir đã được chứng nhận nguồn gốc, người dân cũng bán được giá cao hơn.
Theo thống đốc bang Jammu & Kashmiri, Chỉ định địa lý là một "bước tiến quan trọng" để đưa nghệ tây Kashmir lên bản đồ thế giới. Tất nhiên, các quy trình kiểm tra và tiêu chuẩn phải được đảm bảo, nhưng trên thực tế điều này được hy vọng là sự khởi đầu của một chương mới trong lịch sử của nghệ tây Kashmir.