Ở Việt Nam và trên thế giới đã có không ít cuộc phẫu thuật bóc tách cặp song sinh diễn ra thành công, khi theo dõi tình trạng các bé trước và sau phẫu thuật, chúng ta chỉ còn biết thốt lên rằng: "Quá kỳ diệu"!
- Hé lộ cuộc sống của cặp chị em sinh đôi dính liền dùng chung 1 cơ thể suốt 29 năm
- Đang tiến hành phẫu thuật tách dính 2 bé gái song sinh: Bố mẹ con đã khóc, mọi người đều mong các con được bình an
Sinh đôi dính liền là tình trạng các cặp song sinh giống nhau nhưng khi sinh ra có phần cơ thể nào đó bị dính chặt lại. Các trường hợp này hiếm khi xảy ra, với tỉ lệ chỉ 1/50.000 hoặc 1/200.000.
Các ca mổ tách cặp sinh đôi dính liền có thể từ đơn giản đến khó khăn cùng cực, tất cả đều phụ thuộc vào vị trí dính liền trên cơ thể các bé.
Trước cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi, ở Việt Nam và trên thế giới đã có không ít cuộc phẫu thuật bóc tách cặp song sinh diễn ra thành công, khi theo dõi tình trạng các bé trước và sau phẫu thuật, chúng ta chỉ còn biết thốt lên rằng: "Quá kỳ diệu"!
1. Cặp song sinh dính liền gan ở Quảng Nam
Ngày 2/10/2019, bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM tiến hành phẫu thuật tách rời cho hai bé song sinh dính liền một lá gan. Được biết trước đó, sản phụ (quê Quảng Nam) đi siêu âm tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) và phát hiện thai song sinh có dị tật dính liền. Sau khi sinh mổ ở tuần 36, hai bé nặng tổng 7,9 kg bị dính liền phần gan trái. Các bộ phận tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu,… hoàn toàn độc lập.
Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công ngoài sức tưởng tượng sau khoảng 4 giờ. Sau ca phẫu thuật các chỉ số sinh hóa, chức năng gan hoàn toàn bình thường, hai bé tăng cân tốt, một bé nặng 4,190 gram và một bé nặng 3,780 gram. 1 tuần sau, các bé bú tốt và được cho xuất viện về nhà.
2. Hai bé dính liền tim, gan ở Ninh Thuận
Vào ngày 26/11/2013, Y học Việt Nam đã ghi nhận thêm một ca phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM). Ca phẫu thuật tương đối phức tạp khi hai bé Phi Long – Phi Phụng bị dính liền ở tim và gan. Ca phẫu thuật kéo dài liên tục trong vòng 12 tiếng.
Sau phẫu thuật, bé Long có sức khỏe tốt hơn. Còn bé Phụng vì không có phần xương ức và mất rất nhiều da nên bác sĩ đã tạo phần xương nhân tạo và kéo da cho bé. Tuy nhiên 3 tháng sau ca mổ, bé Phi Phụng chuyển nặng và tử vong.
3. Cặp song sinh dính liền đầu ở Brazil
Hai em bé tên là Ysabelle và Ysadora Freitas, ở Ceará (Brazil) là cặp song sinh dính liền đầu tiên được ghi nhận ở đất nước này. Các bé có bộ não riêng biệt, nhưng dính liền đầu, chia sẻ lưu lượng máu qua các mạch phức tạp.
Ca phẫu thuật được thực hiện tại Bệnh viện Ribeirão Preto's Medical School ở São Paulo. Để thực hiện bóc tách thành công phần đầu cho 2 bé, các bác sĩ đã phải chia ca phẫu thuật thành 4 đợt khác nhau.
Lần 1: Khi cặp song sinh được 18 tháng tuổi, bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ và tái định tuyến các phần cung cấp máu chung của cặp song sinh.
Lần 2, 3: Các bác sĩ phẫu thuật đã tách thành công một phần đầu của hai bé, nơi não của họ gần như chạm vào nhau. Hai bé gái hồi phục rất nhanh sau mỗi ca phẫu thuật và không gặp bất kỳ biến chứng nào.
Lần 4: Đầu của hai bé được tách ra sau 8 giờ 40 phút, sau đó các bác sĩ tái tạo lại da đầu của các bé. Sau tổng cộng 15 giờ trên bàn mổ, hai bé đã được tách rời thành công.
4. Hai bé gái dính liền đầu ở Mỹ
Hai bé gái là Erin và Abbey Delaney sinh ra vào ngày 24/7/2016 tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia trong trạng thái dính nhau ở đỉnh hộp sọ.
Trước khi thực hiện phẫu thuật cho hai bé, bác sĩ thuật thần kinh Gregory Heuer và nhóm của ông đã chèn một quả bóng vào hộp sọ của cặp song sinh để giúp mở rộng da trước khi phẫu thuật tách.
Một năm sau, ngày 7/6/2017, khi các bé được 11 tháng tuổi, một nhóm gồm 30 bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật tách rời phần đầu cho hai bé. Thật may mắn, ca phẫu thuật thành công.
Sau đó, cả hai bé đề được đưa vào tình trạng hôn mê y tế trong một tuần để giúp bộ não phục hồi sau khi tách. Erin đã hồi phục nhanh hơn còn bé Abby cũng được đưa ra khỏi trạng thái hôn mê cùng ngày hôm đó, chỉ vài giờ sau em gái của mình.