Sau khi chi nhiều tiền chữa trị cho con trai mắc ung thư không may qua đời, bố mẹ chồng kiện con dâu yêu cầu trả toàn bộ chi phí y tế mà họ đã bỏ ra.
- Thương tâm: Nam diễn viên điển trai cùng 3 con ruột thiệt mạng vì tai nạn xe kinh hoàng, cô con gái mới sinh chết tại chỗ
- Bé gái 13 tuổi bị 4 người đàn ông cưỡng hiếp suốt 1 năm trời, hiện đang có thai được 7 tháng
Theo thông tin từ VTC dẫn nguồn Sina, theo đó, vợ chồng ông Vương đã phải trả rất nhiều khoản tiền điều trị đắt đỏ cho con trai của họ, Đáng buồn thay, mặc dù đã nỗ lực chữa trị, con trai của họ vẫn qua đời vào năm 2022.
Sau cái chết của con trai, vợ chồng ông Vương đòi con dâu là cô Chu phải trả lại toàn bộ chi phí y tế mà ông bà đã ứng trước. Cô Chu không thể đưa ra được số tiền lớn như vậy nên đã từ chối. Tức giận vì cho rằng cô vong ân bội nghĩa, vợ chồng ông Vương kiện con dâu ra tòa. Theo vợ chồng ông Vương, từ khi con trai họ mắc bệnh, cô Chu là vợ nhưng không hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc và không đóng góp các chi phí liên quan đến việc chữa trị, khiến ông bà phải dốc hết tài sản để chữa cho con trai.
Theo nguyên đơn, giữa vợ chồng có nghĩa vụ pháp lý cụ thể, đó là hỗ trợ và chăm sóc lẫn nhau. Do đó, với tư cách là vợ người đã khuất, cô Chu phải có nghĩa vụ trả lại chi phí y tế mà ông bà đã ứng trước.
Sau khi xem xét sự việc, thẩm phán cho rằng mặc dù cha mẹ không có nghĩa vụ pháp lý phải cấp dưỡng cho con đã trưởng thành có khả năng lao động, nhưng việc vợ chồng ông Vương trả chi phí điều trị cho con trai mình là hành động tự nguyện giúp đỡ thành viên trong gia đình, cô Chu không hề ép buộc.
Thêm nữa, năng lực kinh tế của cô Chu hoàn toàn không thể gánh một khoản nợ khổng lồ như vậy. Cuối cùng, thẩm phán bác bỏ đơn kiện, yêu cầu bồi thường của ông bà Vương không được đáp ứng.
PLO từng chia sẻ tờ The Times of India, một cặp vợ chồng Ấn Độ đã kiện con trai và con dâu mình, yêu cầu vợ chồng con phải sinh cháu nội cho mình trong vòng 1 năm hoặc chịu bồi thường 50 triệu rupee (gần 15 tỉ đồng). Theo cặp vợ chồng già, khoản tiền đòi con bồi thường là những gì ông bà đã chi cho con trai trước đây, bao gồm chi phí tổ chức tiệc cưới ở khách sạn 5 sao, một chiếc xe hơi hạng sang trị giá 80.000 USD cũng như chi phí cho tuần trăng mật của cặp vợ chồng trẻ tại Thái Lan. Bên cạnh đó, vợ chồng ông Sanjeev cũng đã chu cấp cho con trai học làm phi công và vay tiền để xây nhà.
Luật sư của cặp vợ chồng già nói với ANI rằng vụ kiện là phản ánh của hiện thực xã hội.
Theo Tuổi Trẻ, nhà chồng và nàng dâu khó chịu với nhau do sự khác biệt về quan điểm và thói quen chi tiêu (chẳng hạn con phóng tay, mẹ tiết kiệm hoặc ngược lại) là chuyện của rất nhiều gia đình. Mâu thuẫn này thường ngấm ngầm vì tâm lý ngại nói về tiền nong. Theo thạc sĩ tâm lý Trần Lệ Thu, giảng viên Đại học Văn hóa Hà Nội chia sẻ trên Tuổi Trẻ, đây là một sai lầm: "Dân gian có câu tiền bạc phân minh ái tình dứt khoát, những khúc mắc về tài chính nếu không nói ra sẽ chẳng thể giải quyết được".
Bà Lệ Thu cho rằng, không nên né tránh hoặc chờ người khác trong gia đình tự hiểu những bất bình của mình về chuyện tiền nong, vì điều đó rất mất thời gian và trong khi chờ đợi, mâu thuẫn sẽ ngày một "leo thang". Giữa mẹ chồng nàng dâu lại luôn có sẵn thành kiến "khác máu tanh lòng", vì vậy nếu không nói rõ, mỗi lời nói, hành động sẽ dễ bị suy diễn và quy kết sai lầm. Bởi vậy, im lặng là một đối sách nguy hiểm.