Mới đây, trường hợp giun đũa sống trong não người đầu tiên trên thế giới được phát hiện, con giun đũa có chiều dài 8 cm đã được các bác sĩ lấy ra.
- “Hiếp dâm” con gái ruột bị kết án 10 năm tù, ra tù mới phát hiện bí mật kinh hoàng phía sau
- Vợ đón Thất tịch cùng người đàn ông khác, phản ứng của người chồng khiến cộng đồng mạng sôi sục
Theo Sohu, trường hợp giun đũa sống trong não người đầu tiên trên thế giới được phát hiện ở New South Wales, Australia. Bệnh nhân có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn có trứng giun. Ngoài ra trước khi phát hiện não có giun đũa, bệnh nhân cũng có một số triệu chứng như sốt, hay quên và trầm cảm.
Bệnh nhân là một phụ nữ 64 tuổi đến từ phía đông nam New South Wales. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2021, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, ho khan dai dẳng và sốt, sau đó là các triệu chứng hay quên và bị trầm cảm. Sau khi được đưa đến bệnh viện để chụp MRI, các bác sĩ phát hiện não của bệnh nhân có điều bất thường nên đã tiến hành phẫu thuật. Một con giun đũa còn sống dài 8 cm đã được lấy ra từ trong não của bệnh nhân.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Sanjaya Senanayake cho biết, bệnh nhân sống gần khu vực có loài trăn thảm sinh sống. Loài giun đũa này có tên khoa học là Ophidascaris robertsi và thường ký sinh ở trăn thảm. Dù không tiếp xúc trực tiếp với trăn thảm nhưng rất có thể bệnh nhân đã ăn phải một loại rau đã nhiễm trứng giun.
Senanayake cho rằng, những loài trăn như trăn thảm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới nên những ca bệnh như vậy cũng sẽ xuất hiện ở các khu vực khác nhau trong vài năm tới. Bác sĩ bệnh truyền nhiễm Peter Collignon cho biết, một số bệnh lây truyền từ động vật hiếm gặp có thể không bao giờ chẩn đoán được, vì vậy ở những nơi có động vật sinh sống chúng ta cần phải rửa sạch đồ ăn và nấu ăn đúng cách, mặc quần áo dài tay bảo vệ bản thân không bị chúng cắn.