Biến thể Omicron có nhiều đột biến so với Delta: Triệu chứng có thực sự 'nhẹ nhàng' hơn?

Thế giới 02/12/2021 10:33

Trình tự gen của biến thể Omicron cho thấy nó có nhiều đột biến hơn so với Delta. Cụ thể, có 43 đột biến trong các protein của Omicron, trong khi Delta có 18.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, về nguồn gốc, Omicron được phát hiện lần đầu tiên ở Botswana hôm 11/11. Trong khi đó, biến thể Delta lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. Trang Yale Medicine thống kê, biến thể Delta hiện chiếm hơn 99% các trường hợp mắc Covid-19.

Trình tự gen của biến thể Omicron cho thấy nó có nhiều đột biến hơn so với Delta. Cụ thể, có 43 đột biến trong các protein của Omicron, trong khi Delta có 18.

bien the Omicron 1
Ảnh minh họa: Internet

 

Triệu chứng khi mắc biến thể Omicron khác gì với biến thể Delta?

 

Theo Bộ Y tế Nam Phi, hầu hết các ca nhiễm mới ở Nam Phi là những người trong độ tuổi 20-30. Các bác sĩ lưu ý nhóm tuổi này nói chung có các triệu chứng nhẹ hơn so với các nhóm tuổi khác khi mắc COVID-19.

Họ cảnh báo rằng những người lớn tuổi hơn có thể có triệu chứng nặng hơn khi mắc biến thể Omicron.

Dẫn tin từ đài BBC, bác sĩ Angelique Coetzee - chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi cho biết bà bắt đầu nhận thấy các bệnh nhân có "những triệu chứng bất thường", hơi khác với những người mắc biến thể Delta. 

Bà Angelique Coetzee cho biết thêm, bệnh nhân không bị đau họng mà chỉ là "ngứa cổ họng", không bị ho, không bị mất vị giác hoặc khứu giác - những triệu chứng vốn được ghi nhận ở bệnh nhân mắc các biến thể trước đây.

Những bệnh nhân mắc biến thể Omicron khác mà bà Angelique Coetzee tiếp xúc đến nay cũng trải qua các triệu chứng "cực kỳ nhẹ". Các đồng nghiệp của bà cũng ghi nhận những trường hợp tương tự.

bien the Omicron 2
Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng phổ biến nhất của biến thể Delta là gì?

Theo Giáo sư Spector, đau đầu hiện là triệu chứng được báo cáo nhiều nhất, sau đó là đau họng, sổ mũi và sốt. Triệu chứng ho xuất hiện ít hơn, được xếp là dấu hiệu mắc bệnh phổ biến cao thứ 5, trong khi mất vị giác hoặc khứu giác thậm chí không lọt vào top 10.

Đối với những người trẻ, việc bị mắc COVID-19 chỉ giống như một trận nhiễm cảm lạnh, khiến một số người "vẫn đi dự tiệc và lây lan bệnh cho khoảng 6 người khác", Giáo sư Spector giải thích. Ông cho biết, dữ liệu cho thấy, biến thể Delta "thực sự dễ lây truyền hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều chuyên gia".

Lịch sử ngày Thế giới phòng chống bệnh AIDS - 1/12 hàng năm

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.

TIN MỚI NHẤT