Vụ đuối nước thương tâm mới xảy ra trong bể bơi một khu chung cư cao cấp. Nạn nhân là bé gái 4 tuổi.
- Cương quyết nâng thanh tạ 100kg mà không cần người giám sát, nam thanh niên tử vong thương tâm ở phòng tập gym vì bị tạ đè
- Kinh hoàng phát hiện em bé sơ sinh còn nguyên dây rốn bị chôn sống ở nghĩa trang, cặp vợ chồng trẻ phát hiện nhờ tiếng khóc vang lên từ mặt đất
Theo VTC News dẫn nguồn từ Sohu, Camera giám sát cho thấy trong khi bé gái 4 tuổi vùng vẫy vì đuối nước dưới bể bơi, người anh con mẹ kế cầm ly rượu thản nhiên đứng nhìn, không hề cứu giúp.
Theo những hình ảnh mà camera ghi lại, cô bé 4 tuổi đeo phao, vui vẻ chơi đùa một mình trong bể bơi. Khi cố gắng leo lên bờ từ cầu thang cạnh bể, bé bị trượt chân và ngã về phía sau. Lúc này, chiếc phao bơi tuột ra khỏi cơ thể, cô bé chìm xuống bể và không thể nổi lên được.
Lúc này, người anh kế của nạn nhân đến cạnh bể bơi và nhìn thấy bé đang bị đuối nước. Tuy nhiên, anh ta không hề có hành động nào để cứu nạn nhân, chỉ lạnh lùng đứng bên bể bơi uống rượu, nhìn cô bé 4 tuổi vùng vẫy dưới nước cho đến khi bất tỉnh.
Cũng theo China News, Oriental Online và các phương tiện truyền thông khác của Malaysia, cảnh sát xác nhận, họ nhận được báo cáo của bệnh viện về việc bé gái 4 tuổi chết đuối trong bể bơi ở khu chung cư cao cấp. Bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng hôn mê và qua đời vào chiều hôm sau.
Ban đầu, cảnh sát coi đây là một trường hợp đột tử. Tuy nhiên, sau khi xem lại camera giám sát trong ngày, họ phát hiện cô bé bị đuối nước; người anh kế 26 tuổi của bé lúc đó đứng bên bể bơi nhưng không cứu.
Cảnh sát Malaysia đã bắt giữ thanh niên này theo Đạo luật Trẻ em. Nếu bị kết tội, anh ta có thể phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm.
Trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức như sau:
- Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng trong tư thế đầu thấp. Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mềm hoặc vải, áo quần khô để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt.
- Cần bảo đảm đường thở thông thoáng bằng việc lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, người cứu hộ cần hết sức bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.
- Đánh giá trẻ bằng cách nhìn nghe và cảm nhận: lay gọi, quan sát lồng ngực trẻ, nếu không thấy di động hoặc nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.
- Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần cùng với xoa bóp tim ngoài lồng ngực: hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2-3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây.
- Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.
- Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần đặt trẻ tư thế dẫn lưu nghiêng đầu trẻ sang bên, trẻ có thể tự thở trở lại.
- Cần gọi hỗ trợ cấp cứu 115 hoặc các chuyên gia/bác sĩ quen biết.
Nguồn: Cổng thông tin của Bộ Y tế