10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời

Thế giới 28/12/2020 14:07

Trong một thập kỷ (từ năm 2011-2020), mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng nền y học thế giới đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Từ đó mở ra cơ hội phát hiện và điều trị bệnh sớm, hiệu quả, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân trên toàn thế giới.

Thế giới trong 10 năm qua phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, đặc biệt là các dịch bệnh như Ebola, bùng phát virus Zika và kinh khủng nhất chắc chắn là đại dịch COVID-19 vẫn đang làm "chao đảo" cả thế giới.

Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu và phát triển nhiều phương pháp, kỹ thuật mới để cứu chữa cho hàng triệu bệnh nhân. Hãy cùng điểm mặt những thành tựu y học nổi bật nhất trong một thập kỷ vừa qua bạn nhé!

2011: Tìm ra 5 gen gây đột quỵ

Đột quỵ đứng thứ 2 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, xấp xỉ 11% tổng số ca tử vong toàn cầu. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.

Với hy vọng dự đoán cơn đột quỵ, các nhà khoa học đến từ Đại học Queen Mary ở London (Anh) thông qua nghiên cứu huyết áp của 25.000 người tình nguyện đã xác định 5 gen mới - biến thể chung gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 1

2012: Virus đậu mùa "tham gia" cuộc chiến chống ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh gây tử vong cao nhất ở nữ giới, trong đó có ung thư vú bộ ba âm tính khó điều trị và ác tính hơn nhiều.

Tháng 10/2012, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering ở Thành phố New York và Trung tâm Y tế Đại học Stanford ở Palo Alto, California (Hoa Kỳ) đã sử dụng thành công một loại virus đậu mùa biến đổi để tiêu diệt tế bào ung thư vú ở chuột.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 2

2013: Một em bé sơ sinh được chữa khỏi HIV về mặt chức năng

Một đứa trẻ mới biết đi được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm HIV, sau 2 năm theo dõi dường như không có virus HIV nào tồn tại. Đứa trẻ sơ sinh đã được chữa khỏi HIV về mặt chức năng.

Em bé sơ sinh này ban đầu có dấu hiệu nhiễm virus ngay sau khi sinh. Sau đó có thể giảm tải lượng virus nhờ sự kết hợp của ba loại thuốc chống HIV mà các bác sĩ thường sử dụng để điều trị cho trẻ lớn hơn và người lớn.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 3

Các bác sĩ đã giúp cả bà mẹ lẫn em bé sơ sinh dương tính với HIV nhờ một loại thuốc kháng virus duy nhất trong khi sinh để ngăn chặn sự lây truyền virus từ mẹ sang con. Nhưng vì mẹ của đứa bé không biết mình nhiễm HIV nên biện pháp phòng ngừa đó đã không được thực hiện.

Vì vậy, bác sĩ nhi khoa Hannah Gay, Trung tâm Y tế Đại học Mississippi (Hoa Kỳ) và các đồng nghiệp đã tạo ra loại thuốc "cocktail" mạnh hơn, có thể khiến virus không quay trở lại, ngay cả sau khi đứa trẻ ngừng dùng thuốc.

2014: Vắc xin Ebola cho thấy nhiều hứa hẹn

Ngày 8/8/2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, Ebola đã trở thành một hiểm họa đại dịch toàn cầu với diễn biến phức tạp, cướp đi mạng sống của hàng ngàn người dân Châu Phi.

Đến ngày 11/11/2019, giấy phép thương mại hóa lần đầu tiên cho vắc xin Ebola mới chính thức được cấp phép bởi Liên minh châu Âu (EU) với loại vắc xin Ervebo được phát triển bởi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) và hãng dược Mersk.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 4

2015: Cấy ghép khuôn mặt thành công cho một lính cứu hỏa có khuôn mặt bị tổn thương nghiêm trọng

Lính cứu hỏa Patrick Hardison nghĩ rằng chấn thương vào năm 2001 sẽ khiến anh phải sống hết phần đời còn lại với khuôn mặt bị tổn thương và đầy sẹo. Nhưng vào tháng 7/2015, Hardison đã trải qua ca cấy ghép khuôn mặt lớn nhất từng được thực hiện. Các bác sĩ cho biết Hardison có cơ hội sống sót 50-50, nhưng anh không nản lòng.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 5
Anh Patrick Hardison được cấy ghép khuôn mặt sau 15 năm xảy ra vụ tai nạn (Ảnh: CNN)

Trong vòng 26 giờ phẫu thuật, các nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế NYU Langone (Hoa Kỳ) đã tạo ra khuôn mặt mới cho Hardison. Các bác sĩ đã có thể hoàn thành các ca phẫu thuật phức tạp, bao gồm cấy ghép tai và ống tai đầu tiên, cấy ghép một số vùng xương và sử dụng nâng cao mô hình ba chiều, "thiết kế" từ bản chụp CT của người hiến tặng và người nhận, để tạo nên khung xương phù hợp nhất.

2016: Nghiên cứu về virus Zika tiến bộ nhanh chóng

Virus Zika đã lây lan trên toàn thế giới từ năm 2015, phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng vẫn chưa có vắc xin hoặc phương pháp điều trị hiệu quả. Năm 2016, các nhà nghiên cứu đã giải mã cấu trúc của virus, cung cấp manh mối về cách nó xâm nhập vào tế bào người.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 6
Virus Zika lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi aedes bị nhiễm bệnh

Họ đã xác định những cách mới để ức chế Zika, thử nghiệm một loại kháng thể có nguồn gốc từ người ở chuột và sàng lọc các hợp chất có triển vọng. Năm loại vắc xin thử nghiệm đã được đánh giá trên khỉ, với một loại hiện đang được thử nghiệm trên người.

2017: Nghiên cứu phát hiện sớm ung thư tuyến tụy có triển vọng

Ung thư tuyến tụy gây tử vong cao vì nó thường chỉ được phát hiện sau khi các khối u ác tính đã di căn. Nhưng các nhà nghiên cứu đã có một khám phá cuối cùng có thể giúp phát hiện sớm dễ dàng hơn.

Bằng cách thiết kế ngược các tế bào ung thư giai đoạn cuối về trạng thái tế bào gốc của chúng, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai loại protein quan trọng xuất hiện trong máu của bệnh nhân khi họ phát bệnh giai đoạn ban đầu.

Ken Zaret, Giám đốc Viện Y học Tái sinh của Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) cho biết: "Phát hiện này đầy hứa hẹn, nhưng chúng tôi còn nhiều việc phải làm. Nếu mọi việc suôn sẻ, xét nghiệm có thể sẵn sàng trong vòng vài năm đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh".

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 7

2018: Em bé đầu tiên ra đời nhờ cấy ghép tử cung

Vào ngày 4 tháng 12, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng lần đầu tiên một phụ nữ sinh con sau khi được cấy ghép tử cung từ một người hiến tặng đã qua đời. Mặc dù ca cấy ghép từ người còn sống đã được cấy ghép thành công vào năm 2014, nhưng đây là trường hợp đầu tiên thành công qua tử cung của người hiến tặng đã qua đời.

Trong báo cáo được công bố trên tờ Lancet, một phụ nữ 32 tuổi bị thiếu tử cung bẩm sinh đã được cấy ghép tử cung tại Bệnh viện das Clínicas, Đại học São Paulo, Brazil, từ một người hiến tặng đã qua đời.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 8
Ca sinh nở được thực hiện ở Bệnh viện ở Brazil (Ảnh: Hospital das Clinicas da FMUSP)

Ca sinh nở được thực hiện ở Bệnh viện ở Brazil (Ảnh: Hospital das Clinicas da FMUSP)

Các bác sĩ đã chuyển một phôi được thực hiện thông qua thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của người phụ nữ và tinh trùng của chồng vào tử cung của cô ấy chỉ bảy tháng sau khi cấy ghép. Người phụ nữ đã sinh em bé qua cách mổ lấy thai sau 36 tuần mang thai.

2019: Nghiên cứu chữa khỏi chứng dị ứng đậu phộng đạt được nhiều kỳ vọng

Đậu phộng là một trong những tác nhân phổ biến gây dị ứng nghiêm trọng với các triệu chứng có thể đe dọa tính mạng như sốc phản vệ.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 9
Hiện nay, dị ứng đậu phộng đang gia tăng ở trẻ em

Hiện nay, dị ứng đậu phộng đang gia tăng ở trẻ em

Một nghiên cứu mới của Đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng sau một lần tiêm kháng thể, etokimab, vốn đang được nghiên cứu để điều trị các vấn đề miễn dịch khác như hen suyễn và bệnh chàm, những người bị dị ứng đậu phộng nghiêm trọng có thể ăn protein đậu phộng - chỉ hai tuần sau đó.

Hiện tại, phương pháp điều trị duy nhất cho chứng dị ứng có thể gây chết người này là liệu pháp miễn dịch đường uống, trong đó bệnh nhân ăn liều lượng nhỏ theo liều lượng tốt dưới sự chăm sóc y tế. Quá trình này có thể mất đến một năm và có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Một nghiên cứu lớn hơn được lên kế hoạch và hy vọng sẽ được sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng thực phẩm khác.

2020: Nhiều loại vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt "ra đời"

Trên thế giới hiện nay ghi nhận gần 80 triệu ca nhiễm với gần 2 triệu ca tử vong do COVID-19. Một trong những cách nhanh chóng nhất để đánh bại dịch bệnh đó chính là tìm ra vắc xin.

10 thành tựu y học đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, nổi bật nhất chính là vắc xin ngừa COVID-19 lần lượt ra đời - Ảnh 10
Một số nước cho phép tiêm chủng đại trà vắc xin ngừa COVID-19 (Ảnh: AP)

Vào tháng 8/2020, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vắc xin chống lại COVID-19 mang tên Sputnik V. Sau đó vào tháng 12, Tổng thống Nga cũng lệnh cho các cơ quan y tế bắt đầu triển khai tiêm chủng đại trà vắc xin do Nga phát triển.

Bên cạnh đó, hai loại vắc xin khác, một của Pfizer-BioNTech và một của Moderna, đã sẵn sàng đưa vào tiêm trên diện rộng trước trong sự mong đợi của mọi người. Các thử nghiệm cho thấy chúng là một trong những loại vắc xin hiệu quả nhất từ trước đến nay, đặc biệt là đối với một loại virus hô hấp nổi tiếng khó phòng ngừa.

Trong những ngày đầu tiên của việc triển khai, mặc dù vẫn chưa hoàn hảo, nhưng đã có hơn 3 triệu lượt tiêm chủng ở Hoa Kỳ, chủ yếu là các nhân viên y tế tuyến đầu. Nhiều nước trên thế giới cũng đã cấp phép sử dụng vắc xin của liên doanh Mỹ - Đức Pfrizer-BioNTech.

Thế giới vượt 54,7 triệu ca mắc COVID-19, nhiều nước siết chặt biện pháp ngăn chặn dịch

Tính đến sáng 16/11, thế giới vượt 54,7 triệu ca mắc COVID-19, nhiều nước Châu Âu và các nước ASEAN siết chặt các biện pháp ngăn chặn dịch.

TIN MỚI NHẤT