Gần 10 năm rồi tôi không về quê vợ dịp 30/4 và các dịp nghỉ dài khác. Chỉ có ngày Tết, tôi về một ngày để chiều lòng vợ nhưng rồi lại đi ngay.
- Đàn ông khi yêu thật lòng thông thường sẽ có nhu cầu cao hay thấp?
- Vợ khoe vừa mua quà 30/4 cho nhà ngoại, tôi nghe xong chỉ muốn ly hôn ngay với người phụ nữ này
Vợ tôi cũng không dám nói gì dù trong lòng cũng hậm hực. Nhiều năm nay tôi coi đó là chuyện bình thường và buộc vợ phải chấp nhận. Tôi cũng không cấm cản vợ về thăm bố mẹ mình. Việc mua quà biếu xén, biếu tiền hay làm bất cứ việc gì cô ấy thích, tôi cũng không hề bận tâm.
Hơn 10 năm trước, tôi chỉ là một gã làm công ăn lương nhỏ. Vì trót yêu say đắm cô tiểu thư con nhà khá giả mà tôi cố gắng bằng mọi cách chinh phục. Tuy hai chúng tôi tình cảm sâu đậm nhưng bố mẹ cô ấy lại không ưng tôi, còn chê tôi là gã quê mùa, nghèo khó, không lo được cho con gái của họ. Đã vậy, dáng người tôi còn gầy ốm, nhìn như người có bệnh. Mẹ bạn gái nhiều lần nói tôi sức khỏe yếu, sau này khó mà sống thọ.
Những lời ấy tôi nghe được nhưng cố bỏ ngoài tai vì tôi đem lòng yêu con gái của họ. Theo đuổi một thời gian dài, bố mẹ bạn gái cũng phải đồng ý cho chúng tôi cưới nhau. Vì nếu không cho cưới, bạn gái tôi sẽ bỏ đi biệt tích, không lấy ai khác.
Nhiều năm chung sống bên nhau, vợ của tôi thi thoảng mang câu chuyện cũ nhắc lại. Vợ muốn tôi nhớ về việc vợ đã vượt qua gia đình thế nào để tôi cưới được cô ấy. Tôi cũng luôn trân trọng tình cảm tốt đẹp mà cô ấy dành cho mình nên chưa từng có ý định phản bội hay lừa dối.
Nhưng cũng chính vì thái độ của bố mẹ vợ mà gần 10 năm nay tôi không về quê vợ mỗi dịp lễ Tết. Dù năm đó, tôi đã là con rể của họ nhưng trong lòng họ vẫn không dành cho tôi sự tôn trọng.
Tôi vẫn nhớ lần về ăn cơm nhà vợ sau nửa năm chúng tôi cưới nhau. Lúc đó, mâm cơm có một bát cà muối. Tôi thích ăn cà nên gắp liên tục. Miếng cà đầu tiên tôi gắp đã thấy mẹ vợ thở dài kiểu khó chịu. Nhưng lúc đó tôi không hiểu chuyện gì.
Đến lần thứ ba, mẹ vợ vứt đũa xuống mâm và nói thẳng vào mặt tôi: “Nhìn anh cầm đũa ăn rồi lại gắp vào bát cà, tôi sợ quá. Thế khác gì anh rửa đũa trong đó? Người anh nhìn như thế chắc lắm bệnh lắm. Con gái chúng tôi không sợ nhưng tôi thì sợ lắm. Ăn uống phải sạch sẽ, anh muốn ăn cà thì lấy cái thìa múc ra bát anh nhé”.
Nói rồi mẹ vợ sai con gái đi lấy cái bát khác để múc cà riêng ra cho tôi. Câu nói và hành động của mẹ khiến tôi tím tái mặt mày. Người ta nói “dâu con, rể khách” nhưng tôi không được coi là khách, thậm chí còn không bằng 'người ăn, kẻ ở' trong nhà.
Ngay cả chén nước chè tôi uống, mẹ vợ cũng vội mang ra cọ rửa xà phòng thật sạch sẽ. Tôi cả thấy mình bị xúc phạm vô cùng sau lần đó.
Tôi nói với vợ, sau này nếu không có hiếu hỉ hay việc gì quá quan trọng, tôi sẽ không về ăn cơm nhà vợ. Ngày Tết ngày lễ, nếu vợ thích có thể tùy ý về chơi bao lâu cũng được. Còn tôi, tôi sẽ ở lại nhà tôi hoặc về quê nội.
Gần 10 năm nay, tôi không còn là nhân viên quèn. Công việc của tôi thăng tiến ầm ầm, tôi cũng có vị trí trong công ty và được người người kính trọng. Thế nhưng tôi vẫn không về quê vợ mỗi dịp lễ, Tết.
Năm nay 30/4, vợ xin tôi về quê cô ấy chơi vài hôm nhưng tôi nhất định từ chối. Sự việc năm nào vẫn hằn sâu trong đầu tôi. Những lời lẽ xúc phạm mà bố mẹ vợ dành tôi vẫn không thể nguôi ngoai. Tôi yêu vợ, tôn trọng vợ nhưng không thể vì thế mà mất đi tự tôn của mình.
Tôi làm vậy có phải là quá đáng?