"Những cái nghe có vẻ nhỏ nhặt vậy thôi nhưng khác quan điểm dễ dẫn đến khó chịu vặt. Điều quan trọng ở đây là hai vợ chồng cần có tư duy mở, thích ứng với môi trường chung của cả hai", Phương chia sẻ.
- "Phốt căng" ngày Valentine: Ông chồng "IQ vô cực" khi lấy quà bồ tặng đem về nịnh vợ, hài hơn nữa là màn "đòi lại công bằng" của kẻ thứ 3
- Tình cờ gặp nhau, người yêu cũ mỉa mai tôi một câu sâu cay, nào ngờ bị chồng tôi đáp trả một câu đau đớn hơn
Thời đại bây giờ, chuyện phụ nữ Việt lấy chồng ngoại quốc không hiếm. Họ đã cùng viết nên những câu chuyện tình khiến người ta phải chú ý mãi. Nhiều cặp vợ chồng thậm chí còn đánh tan các định kiến về việc vợ Việt lấy chồng Tây trước đây.
Câu nói quyết liệt của cô gái trẻ nâng đỡ cả cuộc tình!
Phương Clark (tên sau hôn nhân) đã kể về chuyện tình yêu của mình và ông xã Chance Clark. Phương và Chance đều 23 tuổi. Họ vừa kết hôn được 1 năm và đang là nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ ngành Sinh học ở Đại học Purdue (Mỹ).
Phương và Chance quen nhau trong một lần anh sang Việt Nam theo diện trao đổi sinh viên. Chỉ trong vòng 14 ngày quen biết, họ đã nảy sinh những tình cảm đầu tiên.
Phương kể: “Giờ bọn mình ở Mỹ, chung tòa nhà, chung trường, chung ngành nên ai cũng lầm tưởng mình qua đó mới gặp anh nhưng không phải. Hồi Chance sang Việt Nam trao đổi vào tháng 3/2018 mình đã gặp anh. 14 ngày sau, chúng mình có cảm tình nhưng chưa dám hẹn hò nghiêm túc vì anh nghĩ rằng được gặp lại mình quá khó. Khoảng cách giữa hai đứa quá xa và anh thì chẳng yêu xa được”.
Tuy nhiên, Phương lại rất lạc quan về điều này vì cô có kế hoạch xin học bổng sang Mỹ học cao học từ trước. 2 tháng sau, hương nhận tin báo đỗ khóa trao đổi ngắn hạn tại 3 trường đại học ở Mỹ và Canada. Cô và Chance bắt đầu những tháng ngày hạnh phúc bên nhau.
“Từ tháng 7/2018 đến tháng 11/2018, anh thường lái xe 7 giờ đồng hồ đến chỗ mình học để hẹn hò 2 tuần một lần. Bọn mình đã cùng nhau đi đến nhiều bang khác nhau của nước Mỹ như Illinois, Missouri, Kansas hay Indiana. Tháng 12 năm đó, Phương chuẩn bị quay về Việt Nam, Chance đã cầu hôn mình dù chưa biết kết quả mình có quay lại Mỹ học hay không”, Phương tâm sự.
Khi đó, Chance vẫn là sinh viên. Anh dốc cạn túi mua chiếc nhẫn có giá 5000 đô (hơn 117 triệu đồng) làm nhẫn cầu hôn. Chiếc nhẫn có 3 viên kim cương chính mang ý nghĩa quá khứ - hiện tại - tương lai. Nó là biểu tượng cho lời nguyện thề sẽ luôn ở bên nhau của cả hai.
Vài tháng tiếp theo, Chance và Phương yêu xa nửa vòng trái đất. Đây cũng là quãng thời gian cả hai phải đối mặt với nỗi cô đơn và nỗi nhớ đằng đẵng.
Phương tâm sự: “Nếu yêu đơn phương là đau khổ nhất thì yêu xa là khó khăn nhất. Chúng ta phải đối mặt với nỗi cô đơn, trên danh nghĩa có người yêu nhưng cảm giác như đang đơn phương vậy. Bọn mình hẹn hò qua facetime. Khi ấy, niềm tin cho nhau là thứ để duy trì tình yêu.
Bình thường, bọn mình hay hẹn với nhau. Ví dụ như nói mấy câu: ‘Chỉ còn 5 tháng nữa, em có thể nắm tay anh rồi’. Yêu xa khó khăn nhưng ngọt ngào lắm, xa cách lâu nên khi gặp lại những giây phút đó rất đáng giá. Dù thành phố mình sống không có anh ấy nhưng với những quan tâm, lời yêu thương nhắn gửi lúc đêm khuya thì cũng đủ để chúng ta có niềm tin vào tình yêu lắm”.
Phương là người rất giỏi giang, thông minh và cũng yêu rất mãnh liệt. Cô chính là người đã tiến đến gần bên Chance trong những phút giây anh còn chẳng dám đặt niềm tin vào mối quan hệ của cả hai.
Yêu xa vài tháng, đến tháng 4/2019, Phương nhận tin báo đỗ học Tiến sĩ vào 3 trường của Mỹ. Trong đó có Purdue University - trường Chance theo học. Đó cũng là lúc họ biết rằng, sự cố gắng của cả hai đã có “trái ngọt”.
Phương kể: “Lúc sang Việt Nam trao đổi rồi chia tay, anh bảo rằng chúng ta có lẽ không thanh đôi được vì rất khó để chúng ta gặp lại nhau. Mình đã nói với anh bằng tất cả sự tự tin rằng: ‘Em sẽ sang Mỹ du học, em sẽ xin đúng vào trường của anh trong vòng một năm, hãy tin ở em”.
Câu nói quyết liệt đó đã được cô hoàn thành đúng hẹn. Tháng 8/2019, họ kết hôn tại Mỹ, bắt đầu một chặng mới trong mối quan hệ của cả hai.
Người chồng đặc biệt ít ai có được!
Hiện tại, Phương đang có một cuộc sống cô hằng mơ với việc học tập tại trường của chồng. Họ đã chính thức có danh phận với nhau. Sáng nào ngủ dậy cũng được thấy ánh mắt nhau, tặng cho nhau cái ôm yêu thương.
Với Phương, có một nguyên tắc bất di bất dịch khi cô đang hẹn hò là: Giữ mình. Phương luôn giữ mình cho đến khi lấy chồng. Chance, một người đàn ông Mỹ, sinh ra và lớn lên trong môi trường rất cởi mở về văn hóa tình dục đã tôn trọng điều đó 100%.
“Mọi người hay bảo trai Tây không bao giờ chờ đâu nhưng thực tế không phải. Nếu bạn có thể chứng minh với anh ấy bạn là người phụ nữ xứng đáng thì bất kỳ ai yêu bạn thật lòng cũng sẽ tôn trọng quan điểm sống của bạn, dù Tây hay Ta”, Phương bày tỏ.
“Mình mới tập tành nấu nướng vì ở nhà bố mẹ làm hộ cho. Khi nấu xong nồi, niêu, xoong, chảo nhiều lắm. Khi ăn xong, việc đầu tiên chồng mình làm là đứng dậy đi rửa bát. Mình rất ngạc nhiên và nói cảm ơn. Mình cũng bảo anh không cần làm thế nhưng anh đáp lại rằng: ‘Anh rửa bát không phải vì muốn giúp em. Đấy là việc của anh nên anh cần làm”, Phương kể.
Chance đã dành sự tôn trọng, yêu thương hết mực cho vợ như thế. Với anh, chẳng có việc gì là của vợ cả. Anh coi Phương như một người bạn tri kỉ, người đồng hành. Và những công việc như nấu cơm, rửa bát hay dọn dẹp chẳng phải việc của riêng ai.
Lấy chồng ngoại quốc, Phương cũng phải trau dồi thêm nhiều kiến thức văn hóa của quê hương chồng. Theo cô, đôi khi chỉ cần sai lệch trong những điều nho nhỏ hằng ngày cũng tạo nên vấn đề hôn nhân.
Phương tâm sự: “Người Việt Nam mình nghĩ là không đi dép vào nhà thì mới giữ được nhà sạch. Nhưng Chance thì toàn đi dép vào nhà, vì ở Mỹ họ luôn có thảm chùi chân rất to, dài, và xịn, ngoài ra nhà luôn được lau chùi thường xuyên nên đi dép vào nhà thì lại không phải là bẩn.
Các bạn ở Việt Nam thì toàn tắm vào buổi tối thay vì buổi sáng, vì sau một ngày dài ngoài đường cơ thể dính nhiều mồ hôi, bụi bặm. Nhưng ở Mỹ thì họ lại tắm vào buổi sáng, vì muốn cả ngày ra đường cơ thể phải thơm tho, nên Chance lại nghĩ rằng mình chờ đến tận tối mới tắm là lười, là không sạch.
Khi rửa tay, người Việt Nam mình luôn rửa tay bằng xà phòng nếu muốn tay sạch. Nhưng ở Mỹ họ lại cho rằng rửa tay phải rửa bằng nước ấm nóng (Chance toàn chỉnh cho nước nóng rát cả tay) và luôn kêu rằng mình rửa tay xong mà không lau tay bằng khăn là bẩn.
Những cái nghe có vẻ nhỏ nhặt vậy thôi nhưng khác quan điểm dễ dẫn đến khó chịu vặt. Điều quan trọng ở đây là cả hai cần có tư duy mở, thích ứng với môi trường chung của cả hai”.
Chance rất mê văn hóa Việt Nam. Anh tích cực học tiếng Việt và tạo bất ngờ cho vợ bằng những câu chúc như “Em đẹp lắm”, “Em ngủ ngon”. Anh cũng không ngần ngại ngồi ăn vỉa hè, thử nước mắm, bún đậu… Tối nào đi ngủ, anh cũng nằm nghe audio về lịch sử Việt Nam khoảng 15-30 phút và chẳng ngần ngại gặp mặt họ hàng nhà vợ. Đó là những điều chẳng phải “anh Tây” nào cũng có được.
Phương đã có một cuộc hôn nhân thật sự tuyệt vời. Chúc cho cô và Chance sẽ luôn hạnh phúc mãi như bây giờ.