Bà ngoại chăm sóc em bé là vì thương con gái của mình, vậy nên chăm trẻ sẽ càng tận tâm tận lực hơn, vả lại còn làm bớt đi mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu trong việc chăm con. Tuy nhiên, việc bà ngoại chăm trẻ xem ra có nhiều lợi nhưng cũng mang không ít phiền não.
- Những kiểu ĐÀN ÔNG thuộc CON GIÁP này, người chồng của gia đình, CHUNG THỦY là chân lý, trái tim kiên định trước cám dỗ
- Chuyện thật như đùa: Sau khi ra mắt gia đình của bạn gái, nam thanh niên 'dòm ngó' cả mẹ của người yêu
Bà ngoại chăm sóc em bé là vì thương con gái của mình, vậy nên chăm trẻ sẽ càng tận tâm tận lực hơn, vả lại còn làm bớt đi mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu trong việc chăm con. Tuy nhiên, việc bà ngoại chăm trẻ xem ra có nhiều lợi nhưng cũng mang không ít phiền não.
Dì Lâm ở tiểu khu của chúng tôi, đã bắt đầu giúp chăm cháu từ khi mới vài tháng tuổi. Chăm cũng được bốn năm rồi, hiện giờ cháu trai cũng đã vào lớp mẫu giáo, ngày nào bà cũng phải đưa rước. Hơn nữa, bà ấy đảm đương hầu hết các công việc nấu nướng và nội trợ ở nhà, điều này thực sự chẳng khác gì một bảo mẫu làm không lương. Có lần, cháu trai cứ luôn bảo bà làm thế này làm thế kia, lại còn nổi giận với bà, người bà vờ giận dỗi trêu cháu mình: “Ngày nào bà cũng đưa đón cháu, vậy con định trả lương cho bà bao nhiêu đây? Làm bảo mẫu cũng cần có lương mà."
Ai mà biết được, thằng bé lại nói rằng: “Bà nội con với bố bảo là, nhà của ngoại không có con trai, sau này đều phải trông cậy vào bố con dưỡng già, bà ngoại đưa đón con là việc nên làm. Sau này, tiền hay nhà của bà đều phải cho con cả, lại còn đòi con trả lương làm gì chứ?”. Nghe xong câu trả lời của đứa cháu, bà ngoại ngay lập tức lạnh lòng.
Thực ra, đánh giá lời nói cháu trai của dì Lâm mà thấy thì nguyên nhân khiến thằng bé nói ra những lời đó hoàn toàn là do người khác tác động vào. Có thể là bà nội thường xuyên nói trước mặt thằng bé, bà ngoại không có con trai, bà ấy muốn chăm cháu cho con gái con rể là bởi vì sau này muốn dựa vào con rể dưỡng già. Hơn nữa, sau này tiền tiết kiệm của bà ngoại hay nhà cửa đều sẽ để lại cho con rể, cháu trai, vậy nên thằng bé mới vô lễ như vậy với bà ngoại.
Cũng có thể nói là, đứa trẻ thật ra không có “tâm tư phức tạp” nhiều như vậy, tất cả đều là bị người lớn tác động. Bởi vì, người lớn rất quan tâm đến tài sản của người già, luôn tỏ ra hẹp hòi với người lớn tuổi, trẻ con lâu dần của sẽ mê hoặc nghe theo, rồi cũng sẽ có suy nghĩ như vậy.
Nhưng mà, có những người nghĩ sai rồi, đặc biệt là con rể. Tôi luôn lo lắng rằng khi bố mẹ chồng về già đều sẽ được đưa tới sống cùng để tiện chăm sóc, nhưng lại không nói là bố mẹ ruột tới ở? Xét cho cùng, mái ấm này là tổ ấm của vợ chồng, là con trai thì có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, nhưng vợ là con gái cũng có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ ruột của mình.
Vì vậy, bà ngoại đừng dựa vào con rể để dưỡng lão sau này, mà hãy dựa vào con gái của mình. Con gái không cần biết có công việc hay không, thì cũng đều có đóng góp cho gia đình nhỏ, nên cũng có quyền lấy tiền của, nhà của chung phụng dưỡng cho cha mẹ mình, chồng không thể ý kiến điều này. Bởi vì, về việc phụng dưỡng cha mẹ, con trai hay còn gái đều như nhau. Vậy nên, bà ngoại không cần phải hạ thấp mình chăm cháu chỉ vì trông cậy dưỡng già, các bà ngoại chăm cháu đều xuất phát từ lòng thương con gái, thương cháu, không phải là vì trông cậy con rể.
Thật ra, không quan tâm là bà nội hay bà ngoại chăm cháu, đó đều không phải là nghĩa vụ của họ. Cho nên, người trẻ phải biết nhớ ơn và cũng phải giáo dục con cái lòng biết ơn, đừng bao giờ để trẻ em xem người già là bảo mẫu miễn phí. Quan trọng hơn, để giáo dục con cái tốt, cần phải dạy cho chúng biết đức tính không nên không làm mà có hưởng, cũng càng không nên có ý nghĩ lợi dụng người khác.
Suy cho cùng, của cải người già kiếm được là do họ vất vả cả đời chứ chẳng liên quan gì đến con cháu. Dù có quan hệ cũng tùy theo ý muốn của người già, người già muốn để lại cho ai, người trẻ không được tự tiện mà chiếm tiền của người già. Vì vậy, cha mẹ nên nói với con cái rằng họ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình trong việc nuôi dạy con cái, dạy chúng tự kiếm tiền và cần phải làm việc chăm chỉ để sống một cuộc sống lý tưởng của riêng chúng. Nếu bố mẹ nguyện ý cho tiền anh ta, anh ta có thể nhận, nhưng nếu ngược lại, anh ta cũng không được xem việc bố mẹ cho tiền là điều hiển nhiên.