Tiết kiệm là tốt nhưng làm thế nào để tiết kiệm một cách thông minh và có kế hoạch để khiến bản thân không bị áp lực là một vấn đề được nhiều người quan tâm.
- 5 “khổ nạn chân kinh” giúp chị em dễ dàng vượt qua mọi sóng gió, trắc trở trong cuộc đời
- 3 điều đặc biệt mà tôi học được từ Ngụy An Lạc, để giúp bản thân mình ngày càng “trở thành phiên bản tốt đẹp nhất của chính mình” là đây…
Hằng tháng chỉ cần bạn bỏ tiền vào tài khoản hoặc vào ống heo hay sổ tiết kiệm là đủ, nhưng thực tế đó chính là lí do khiến bạn mất đi khả năng tối đa hóa khoản tiền đó. Dưới đây là một số sai lầm bạn dễ mắc phải:
Trì hoãn sự tiết kiệm
Một số người chờ đợi đến một cột mốc cụ thể mới tiết kiệm như: chờ lập gia đình để cùng tiết kiệm, sinh con xong mới tiết kiệm,...thì đó chính là sai lầm lớn nhất.
Ông bà ta có câu 'tích tiểu thành đại' học cách làm quen với việc tiết kiệm sớm có thể giúp bạn học cách sống bằng một số tiền nhất định, điều này có thể giúp bạn tăng khả năng thích nghi với hoàn cảnh khổ sở hơn.
Tiết kiệm tiền bằng cách không sử dụng đến
Nhiều người cứ nghĩ tiết kiệm là để tiền đó, không đụng vào là được. Thực chất, tiết kiệm phải làm cho nó sinh lời nữa. Chúng ta phải dùng tiền tiết kiệm để tái đầu tư hoặc đưa vào nhóm cất đi nhưng có lợi nhuận. Có như thế mới có thể khiến cho bạn an tâm vừa tiết kiệm, vừa có thêm được một nguồn thu nhập. Bỏ tiền mặt sang một bên để tiết kiệm là chưa đủ - bạn cần đảm bảo rằng khoản tiết kiệm của mình được bảo vệ trước lạm phát. Lạm phát (tăng giá hàng hóa và dịch vụ) có thể làm giảm giá trị khoản tiết kiệm của bạn theo thời gian.
Ghi nhớ con số tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng của mình còn bao nhiêu tiền, trong đó có bao nhiêu tiền sẽ sử dụng cho các khoản chi tiêu cần thiết, bao nhiêu tiền rảnh rỗi dùng để chi tiêu tự do… là điều vô cùng quan trọng.
Quản lý chi tiêu không có kế hoạch
Bạn không quan tâm tới tiền bạc thì chúng sẽ bỏ bạn mà đi. Học cách quản lý càng sớm thì nguồn tài chính của bạn càng trở nên khoa học hơn.
Lập kế hoạch chi tiêu thích hợp để căn bằng giữa nguồn thu nhập với các khoản phải chi. Nếu nhu cầu chi tiêu vượt quá số tiền đang có, bạn phải tìm cách nâng cao thu nhập đầu vào, hoặc cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
Khi quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn sẽ có thể dư ra rất nhiều khoản tiền rảnh rỗi, là nguồn tài sản tích lũy để đầu tư hoặc gửi tiết kiệm.
Tiết kiệm khi chưa trả hết nợ
Chúng ta nên tập trung trả hết các khoản nợ để có thể không bị phát sinh tiền lời đặc biệt có thể an tâm và tập trung làm việc và tiết kiệm.
Mua hàng không suy nghĩ
Các bạn trẻ ngày nay thường gặp phải tình trạng thích gì mua nấy. Điều này sẽ không sai lầm nếu món đồ nào bạn cũng đặt cảm xúc muốn sở hữu cho bằng được. Tất nhiên, khi chúng ta thích thì mới quyết định mua chúng.
Tuy nhiên, chi tiêu quá mức thường vào tất cả món đồ bạn ưng ý sẽ khiến “hầu bao” bạn bị bòn rút nhanh hơn. Bạn hãy cân đối liệu món đồ bạn đang muốn sở hữu có cần thiết ngay lúc này không, chúng ta hãy học lối sống tối giản chỉ mua khi thật sự cần thiết.
Ảnh minh họa: Internet