Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc

Tâm sự cuộc sống 12/04/2022 20:32

Hội chứng 'gái ngoan' đề cập đến những cô gái luôn quan tâm đến những gì người khác nghĩ và cảm nhận về cô hơn là cách cô nghĩ và cảm nhận về chính mình.

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy rằng họ đã sống cả đời chỉ để cố gắng làm hài lòng người khác. Thái độ tích cực được rèn luyện từ khi còn nhỏ thực sự là một phẩm chất tốt của bản thân. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi giá trị bản thân của một người phụ thuộc hoàn toàn vào hạnh phúc của người khác. Đây là tiền thân của hội chứng gái ngoan.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Hội chứng này xảy ra ở phụ nữ và trẻ em gái luôn muốn bản thân trở nên hữu ích, tốt bụng và ngoan ngoãn. Trong khi sống và luôn hài lòng tất cả mọi người, họ đã đánh mất chính mình.

Họ là những người trưởng thành không thể nói “không”, cũng không thể bày tỏ sự bất đồng không thể bảo vệ và ưu tiên cho bản thân hay đòi hỏi quyền lợi của chính mình. Đọc đến đây, liệu bạn có thấy bóng dáng mình trong đó?

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

 

Hội chứng gái ngoan bắt nguồn từ thời thơ ấu

Mặc dù những đặc điểm này (tự ti, kém quyết đoán, phụ thuộc vào cảm xúc) cũng có thể xảy ra ở các bé trai, nhưng hội chứng gái ngoan là sự phản ánh của sự giáo dục không bình đẳng mà phụ nữ truyền thống nhận được.

Ngay từ khi sinh ra, các bé trai đã nhận được thông điệp rằng chúng phải mạnh mẽ, độc lập và đầy tham vọng. Mặt khác, các cô gái được khuyến khích phải ngoan ngoãn, lịch sự, ít nói và phục tùng đàn ông. Họ được khuyến khích dốc hết sức mình vào các mối quan hệ của mình, luôn phải thấu hiểu, khoan dung và đáp ứng những mong đợi từ mọi người để nhận được sự ưu ái...

Ngoài ra, gia đình cũng có thể là nguồn gốc cho sự hình thành một cô gái ngoan: Ví dụ như gia đình có người mẹ thụ động và một người cha độc tài, gia trưởng. Gia đình rất sùng đạo, gia đình có tư tưởng coi thường phụ nữ, hay gia đình có xu hướng đánh giá rất cao ở phụ nữ các đức tính như thông cảm, công bằng, dịu dàng, hy sinh cho người khác. Cuối cùng là gia đình có cha hoặc mẹ rất ích kỷ, chỉ nghĩ đến nhu cầu của mình mà quên đi nhu cầu của các con.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Sống trong môi trường giáo dục như thế, dần dần, họ học được cách kìm nén sự tức giận và buồn bã, những bất đồng quan điểm và mong muốn được chỉ trích. Họ khoác lên mình một chiếc mặt nạ của lòng tốt và sự dịu dàng để rồi cuối cùng nhốt bản thân vào một chiếc lồng không lối ra.

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng gái ngoan

Nếu bạn là phụ nữ hoặc được xác định là phụ nữ, có khả năng bạn cũng mắc phải hội chứng tâm lí này và thậm chí bạn chưa nhận ra chúng có hại như thế nào. Vì vậy, hãy chú ý những dấu hiệu sau để nhận biết bạn có mắc hội chứng gái ngoan không:

  • Bạn cảm thấy rằng hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội. Khi một người thân thiết muốn rời xa khỏi bạn, bạn ngay lập tức trở nên lo lắng, bắt đầu tự hỏi mình đã làm gì sai và tìm mọi cách để sửa chữa.
  • Bạn luôn tỏ ra bản thân hữu ích, hào phóng và khoan dung. Bạn luôn sẵn sàng cho và không cần phải nhận lại. Bạn tìm cách làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn và giải quyết các vấn đề của họ. Bạn không có khả năng từ chối yêu cầu của những người xung quanh, ngay cả khi nó đi ngược lại mong muốn hoặc sở thích của bạn.
  • Bạn cảm thấy khó khăn khi bày tỏ ý kiến ​​của mình, đặc biệt nếu nó đi ngược lại ý kiến ​​của người khác. Bạn sợ ý kiến của mình bị bác bỏ, vì vậy bạn luôn tránh làm phiền hoặc khiến người khác cảm thấy bất tiện.
  • Bạn luôn lo lắng những gì người khác nghĩ về mình và thậm chí bạn để người khác có cơ hội kiểm soát cuộc sống của bạn. Bạn không cho phép mình bộc lộ sự tức giận hoặc mắc lỗi vì muốn giữ được hình ảnh tốt đẹp nhất cho bản thân.
  • Bạn luôn đặt mình cuối cùng. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc đòi hỏi quyền lợi, tự bảo vệ và khẳng định mình. Bất cứ lúc nào bạn cố đấu tranh, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy mình mắc phải một tội lỗi lớn.
Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

 

Làm thế nào bạn có thể vượt qua hội chứng gái ngoan?

Những người mắc phải hội chứng gái ngoan luôn sống tránh xa khỏi mong muốn thực sự của bản thân, không dám biết mình là ai và không cho phép mình khám phá hay thể hiện điều đó. Chúng được nhào nặn theo nhu cầu và mong muốn của người khác. Nếu không có sự chấp thuận từ bên ngoài, họ cảm thấy nguy hiểm.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Điều này gây ra sự bất hạnh, bất mãn, sợ hãi và kiệt quệ về mặt cảm xúc. Những cảm xúc này ảnh hưởng đến tiến độ công việc, hạnh phúc cá nhân và tất cả các mối quan hệ của họ.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 6
Ảnh minh họa: Internet

Đã đến lúc dừng việc này lại. Đã đến lúc không còn là “gái ngoan” và bắt đầu trở nên mạnh mẽ hơn. Dưới đây là một số cách: 

1. Yêu cầu những gì bạn muốn và xứng đáng được nhận.

Một nghiên cứu của Harvard Business Review cho thấy chỉ có 7% nữ sinh tốt nghiệp MBA cố gắng thương lượng mức lương của họ với nhà tuyển dụng. Còn những người đàn ông thì sao? 57% trong số họ đã thương lượng. Đây là bằng chứng cho thấy rằng bạn sẽ không đạt được những gì bạn muốn và xứng đáng nếu bạn không yêu cầu nó. Bạn muốn tham gia một dự án mới tại nơi làm việc? Hãy yêu cầu. Muốn tăng lương hoặc thưởng? Hãy chứng minh điều đó với sếp của bạn. Muốn được đối xử tốt hơn từ người bạn quá mức vô tư của bạn? Hãy nói với họ.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 7
Ảnh minh họa: Internet

 

2. Học cách nói không.

Mọi người sẽ luôn yêu cầu sự giúp đỡ. Có thể bạn cũng vậy, tôi cũng vậy. Không có gì sai với điều đó, và không có gì sai khi giúp đỡ. Trừ khi bạn kiệt sức, trống rỗng và mệt mỏi. Bạn không thể nói đồng ý với tất cả mọi thứ, và bạn không thể giúp tất cả mọi người. Bạn phải đặt bản thân, sức khỏe và hạnh phúc của mình lên trên hết. Nếu bạn không làm vậy, bạn sẽ không còn gì cả, và bạn sẽ chẳng thể giúp được ai cả.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 8
Ảnh minh họa: Internet

 

3. Hãy lên tiếng.

Nếu ai đó không tôn trọng bạn, đừng dễ dàng bỏ qua. Nếu ai đó tỏ ra thô lỗ, hãy chỉ ra điều đó cho họ. Nếu ai đó cố gắng thay đổi bạn, hãy nói với họ rằng bạn hài lòng với con người của mình. Nếu bạn không lên tiếng, sẽ không ai nghe thấy bạn. Nếu bạn không đặt ra ranh giới, mọi người sẽ tiếp tục lấn tới. Hãy dũng cảm, mạnh dạn và lớn tiếng.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 9
Ảnh minh họa: Internet

 

4. Giữ vững lập trường của bản thân.

Không có gì sai khi sống cuộc sống theo các giá trị của bạn. Và cũng không sai khi đưa ra những lựa chọn cuộc sống phù hợp với bạn. Bạn không làm sai điều gì cả. Hãy tin vào điều đó — và vững tâm với niềm tin này. Mọi người thường cố gắng tác động đến quỹ đạo cuộc sống của bạn hoặc đưa ra ý kiến rõ ràng về những gì họ nghĩ bạn nên làm, đặc biệt nếu bạn là một cô gái ngoan. Đừng để họ làm bạn lung lay. Cảm ơn họ đã đóng góp ý kiến và nói với họ rằng bạn đã đưa ra quyết định của mình dựa trên những gì bạn nghĩ và cảm thấy là đúng.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 10
Ảnh minh họa: Internet

 

5. Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử.

Chuyển đổi từ một cô gái ngoan thành một cô gái mạnh mẽ không có nghĩa là bạn bắt đầu tỏ ra thô lỗ. Bạn sẽ tiếp tục cư xử lịch sự, ân cần và tôn trọng — nhưng với một giới hạn nhất định.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 11
Ảnh minh họa: Internet

 

Hãy giải thoát cho chính bản thân mình khỏi hội chứng đáng sợ này

Các cô gái ngoan thường là đích ngắm của những kẻ lừa đảo, những kẻ biến thái, tội phạm, tấn công phụ nữ: vì các cô tập trung sự chú ý của mình ra bên ngoài, bận rộn giúp đỡ người khác, tế nhị không muốn làm tổn thương ai, nên các cô quên chú ý đến cảm xúc của bản thân, đến bảo vệ chính mình.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 12
Ảnh minh họa: Internet

Nếu không có nhiều cô gái ngoan đến thế, thì con số các cuộc bạo hành gia đình không nhiều đến vậy, những vụ khủng bố tinh thần, quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em và hiếp dâm đã bớt đi rất nhiều. Số lượng những trường hợp những phụ nữ cứ chần chờ không dám chấm dứt mối quan hệ dù bị chồng hay người yêu xử tệ, lợi dụng, hành hạ cũng sẽ bớt đi, vì họ sẽ dám lên tiếng về những điều xảy ra, họ không còn sợ người xung quanh biết về tình thế tồi tệ của họ nữa.

Hội chứng ‘gái ngoan’: Lí do người tốt lại không thể cảm thấy hạnh phúc - Ảnh 13
Ảnh minh họa: Internet

Do vậy, để thoát khỏi hình ảnh những cô gái ngoan, ta cần thay đổi cái nhìn về thế giới xung quanh và bản thân mình dưới lăng kính thực tế hơn, chấp nhận những mặt trái của chính mình, dám sống là chính mình để có thể phát triển một cái tôi tốt đẹp nhất trong khả năng của chúng ta. Chỉ khi đã hiểu chính mình, biết yêu thương và chăm sóc chính mình thì chúng ta mới có thể yêu thương người khác thật sự. Bài viết tiếp theo sẽ trình bày nguyên tắc, cũng như các thực hành nhận diện bản thân để các Cô gái ngoan chấp nhận, yêu thương chính mình, thật sự trưởng thành và có tình yêu xứng đáng với cô.

Theo Step To Health

Mặt trái của sự XINH ĐẸP: Có nhiều đặc quyền để kiếm nhiều tiền hơn, cơ hội trúng tuyển tốt hơn, nhưng cái giá phải trả cũng rất đắt và gây ám ảnh

Những cô gái này thường xuyên được tặng tiền mặt, vé xem hòa nhạc miễn phí và thậm chí được chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhờ sở hữu ngoại hình xinh đẹp.

TIN MỚI NHẤT