Trộm vía tôi mang thai khỏe mạnh nên suốt quãng thời gian bầu bí vẫn đều đặn phụ giúp mẹ chồng. Biết bà bận bịu lại nghĩ ở cữ bên nhà đẻ kiểu gì cũng thoải mái hơn, tôi xác định sắp tới về ngoại sinh con.
- Con dâu vừa sinh, tôi lập tức vào viện, lật tã lên thấy thứ này ở cổ chân cháu đích tôn mà tái mặt
- Lấy cô vợ ít học nhưng chăm làm mà chồng vẫn miệt thị 'con buôn dốt nát', màn vùng lên của cô khiến anh ta 'xanh mặt'!
Sau đám cưới vợ chồng tôi vẫn sống chung với bố mẹ chồng. Chị gái chồng tôi hơn anh 1 tuổi vẫn chưa kết hôn cũng sống chung nhà. Mẹ chồng tôi có một cửa hàng tạp hoá, sáng nào trước khi đi làm tôi cũng phải phụ bà dọn hàng ra, chiều về lại cùng bà dọn dẹp. Cuối tuần nhiều khi tôi cũng chẳng có thời gian dành cho bản thân mà phải bán hàng giúp mẹ chồng.
Công việc nói chung không nặng nhọc gì nhưng ngốn khá nhiều thời gian của tôi. Tuy vậy tôi vẫn cố gắng giúp đỡ bà không kêu ca. Chồng tôi hay phải đi công tác không ở nhà nhiều, bố chồng thì sức khỏe yếu, chị chồng lại chẳng trông mong được gì, nếu tôi không giúp thì thành ra mẹ chồng vất vả quá.
Trộm vía tôi mang thai khỏe mạnh nên suốt quãng thời gian bầu bí vẫn đều đặn phụ giúp mẹ chồng. Biết bà bận bịu lại nghĩ ở cữ bên nhà đẻ kiểu gì cũng thoải mái hơn, tôi xác định sắp tới về ngoại sinh con. Hôm vừa rồi chị chồng hỏi tôi được nghỉ thai sản mấy tháng, tôi nói luôn mình được nghỉ 5 tháng và sẽ về ngoại 3 tháng đầu sau sinh.
Tôi vừa dứt lời thì chị ấy trừng mắt quát lên:
- Cháu nội nhà này mà sao mợ lại ở cữ nhà ngoại? Mợ làm thế vậy nhà chị biết giải thích với hàng xóm láng giềng ra sao? Quan trọng là ở cữ làm gì tận 3 tháng? Một tháng đã là quá đáng lắm rồi, người ta còn sinh 1, 2 tuần đã xuống làm việc kia kìa. Mợ ở hẳn bên đó 3 tháng thì ai phụ giúp mẹ bán hàng, dọn hàng? Sinh con nhưng cũng vẫn phải nhớ đến việc nhà chồng, tốt nhất là quên chuyện ở cữ nhà ngoại đi!
Tôi nghe mà giận vô cùng. Trước nay chị chồng tôi lười biếng chẳng bao giờ giúp mẹ, tôi không tị nạnh. Bây giờ tôi ở cữ bên nào chị ấy cũng cấm đoán! Chung quy là vì sợ không có người giúp mẹ chồng làm việc.
Tôi đang định lên tiếng phản bác thì bố chồng tôi từ trong nhà đi ra đanh giọng nói với con gái:
- Con nói như thế thì ít nữa lấy chồng sinh con đừng về ngoại ở cữ nhé! Chuyện gì mà mình không muốn hoặc không thể làm thì đừng áp đặt cho người khác!
Dứt lời ông quay sang tôi dặn dò:
- Con cứ ở cữ nơi nào mà con thấy thoải mái và vui vẻ nhất, không cần phải quan tâm đến những vấn đề khác. Ở bên này mẹ con bận bịu không quan tâm được chu đáo, nhà lại nhiều khách khứa đến mua hàng ồn ào. Không gian, điều kiện không phù hợp bằng bên kia. Con không bị thiếu thốn vật chất nhưng chắc chắn tinh thần chẳng thoải mái. Mới sinh con có rất nhiều khó khăn, sức khỏe của hai mẹ con phải được ưu tiên hàng đầu!
Tôi cảm động quá đỗi, vội vàng cảm ơn bố chồng. Chị chồng tôi xanh mặt im bặt không cãi được nửa lời. Vì câu nói của bố chồng rất đúng trọng tâm. Suy cho cùng chị ta cũng là phụ nữ, sau này kết hôn, sinh con tất nhiên là muốn về ngoại ở cữ. Phụ nữ sau sinh không những cần được chăm sóc tốt về sức khỏe thể chất mà tinh thần cũng phải được thư thái thoải mái, để tránh rơi vào trầm cảm sau sinh các chị em ạ!
Cần quan tâm hơn nữa việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bà mẹ sau sinh
Thực tế nhận thức của chúng ta về các vấn đề sức khỏe tinh thần này chưa được đánh giá đúng mực như các tổn thương thực thể. Do đó, các bà mẹ sau sinh thường không được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần đúng cách, giúp đỡ kịp thời nên dẫn đến nhiều chuyện đáng tiếc như tự làm hại bản thân và bé yêu.
Có 3 vấn đề sức khỏe tâm thần mà các mẹ sau sinh thường có nguy cơ gặp phải:
- Hội chứng buồn chán sau sinh: Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng từ 40 – 70% phụ nữ sau khi sinh.
- Trầm cảm sau sinh: Có khoảng 13 – 19% phụ nữ sau khi sinh bị ảnh hưởng bởi hội chứng này.
- Rối loạn tâm thần sau sinh: Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 0,1 – 0,5% các bà mẹ sau sinh.
Việc mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần không chỉ ảnh hưởng xấu đến mẹ mà còn có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, sự phát triển nhận thức cũng như sự phát triển cảm xúc và hành vi của trẻ sau này. Chỉ khi có tinh thần khỏe mạnh, mẹ sau sinh mới có thể sống tích cực đồng thời chăm con thuận lợi. Do đó, khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mẹ cần được quan tâm hơn nữa.