Rằm tháng 7 đi chùa nào linh thiêng ở Sài Gòn? Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Giác Lâm, Chùa Ông, Chùa Hoằng Pháp... là những gợi ý cho bạn.
- Gọi tên 3 con giáp phú quý phát tài, tình tiền đầy tay, may mắn ngút trời trong 60 ngày tới
- Từ 0 giờ ngày 1/9 đến cuối năm 2020: 3 con giáp vét cạn túi thần tài, phú quý ập vào nhà như thác lũ
Rằm tháng 7 nên đi chùa nào ở Sài Gòn?
1. Chùa Bà Thiên Hậu
Một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất định phải đến ngày rằm tháng 7 chính là chùa Bà Thiên Hậu. Chùa tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5. Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội Quán, nơi tụ tập của người Hoa, nên chùa còn được gọi là Tuệ Thành Hội Quán.
Chùa nằm trong khu trung tâm nơi những người Hoa sinh sống. Đây là ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn vẫn còn giữ nét cổ kính của người Hoa.
Tới ngày rằm, mùng một hàng tháng và các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, rằm tháng Giêng, rằm tháng 7, người dân Sài Gòn lại đến đây cúng vái để mong Bà Thiên Hậu chở che, phù hộ.
2. Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm hay còn được biết đến với tên gọi chùa Cẩm Sơn, Cẩm Đệm hay Sơn Can. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn và là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Chùa tọa lạc ở số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM. Chùa nổi tiếng linh thiêng vì thế những ngày Sóc, Vọng hay ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, Tết Nguyên Đán, người dân cùng du khách thập phương lại đến đây để cầu an cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa này.
3. Chùa Ông
Cũng là ngôi chùa được người Hoa xây dựng nên, chùa Ông là một trong những ngôi chùa đến nay còn mang đậm màu sắc cũng như phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
Đây không chỉ là nơi cúng bái của người Hoa mà ngôi chùa này còn mang trong mình giá trị tâm linh, giá trị về kiến trúc, nghệ thuật.
Địa chỉ chùa Ông số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5
Chùa Ông được coi là rất linh thiêng nên vào các dịp rằm tháng bảy, mùng một,… người dân thường đến đây cúng bái, khấn nguyện. Người thì khỏi bệnh nan y, người thì vượt qua được gian nan sóng gió, người thì làm ăn phát đạt…
4. Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp tọa tại Thành Ông Năm, xã Tiên Hiệp, huyện Hóc Môn. Đây là ngôi chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Nơi đây nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật Giáo ở Sài Gòn đến thăm quan cũng như tham gia các khóa tu.
Chùa mang dáng vẻ cổ kính cũng như nét đặc trưng của chùa miền Bắc với: góc đao con vút, hai tầng mái ngói đỏ.
Vào dịp lễ Vu lan báo hiếu (rằm tháng 7) hay rằm tháng Giêng cùng những ngày rằm, mồng Một người dân địa phương lại về đây để cầu bình an, sức khỏe cho cả gia đình.
5. Chùa Vĩnh Nghiêm
Rằm tháng 7 nên đi chùa nào ở Sài Gòn? Chắc chắn bạn không thể bỏ qua chùa Vĩnh Nghiêm. Ngôi chùa này tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3. Chùa được xây dựng vào năm 1964 và lấy nguyên mẫu ngôi chùa gỗ cùng tên tại Đức La, Phủ Tạng Giang nay là Bắc Giang.
Chùa rất linh thiêng nên vào các dịp lễ rằm tháng bảy, rằm mùng một, Tết Nguyên Đán… người dân bốn phương đều về đây cúng bái, cầu an.
Những bước hành lễ cần ghi nhớ khi đi chùa ngày rằm tháng 7
- Đi chùa ngày rằm tháng 7, trước tiên, đặt lễ và thắp hương làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
- Tiếp đến đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
- Sau đó, đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
- Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
- Sau khi hành lễ xong, đợi đến thời gian lễ tạ để hạ lễ rồi đến nhà trai giới hoặc phòng tiếp khách để hỏi thăm các vị sư và tùy tâm công đức.
Tham khảo thêm lịch vạn niên ngày rằm tháng 7 để chọn giờ đẹp xuất hành giúp mọi việc đều suôn sẻ.