Ngày Tết Đoan Ngọ được nhiều gia đình chuẩn bị những mâm cỗ cúng, trong đó không thể thiếu việc lựa chọn những khung giờ lành để cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đạo bình an.
- Đúng 12h đêm ngày 5/5 âm lịch: 3 GIÁP có số tốt TRỜI BAN, Thần Tài CHIẾU CỐ PHÁT LỘC tận nhà, may mắn như TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC
- 3 LOẠI QUẢ cúng tết ĐOAN NGỌ dễ tìm, ghi nhớ bảo đảm được ơn THẦN LINH phù hộ, cuộc đời lên hương, cả năm sung túc vận mệnh sáng rực
Theo chuyên gia phong thủy, ngày 5/5 Âm lịch có 2 khung giờ đẹp để cúng Tết Đoan Ngọ. Vào ngày này, người dân thường làm mâm cỗ cúng để bày tỏ lòng thành kính đến Tổ tiên, bề trên, mong cầu một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại cũng như gia đạo bình an, sức khỏe dồi dào.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 m lịch. Năm 2022, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6 Dương lịch. Ngày 5/5 m lịch năm nay cũng được gọi là ngày Đinh Hợi. Hai khung giờ đẹp cụ thể là giờ Giáp Thìn (7h-9h) và giờ Bính Ngọ (11h-13h).
Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ) cũng là dịp để con cháu khắp nơi trở về sum họp, đoàn tụ gia đình. Trường hợp gia chủ không thể sắp xếp thời gian để cúng vào 2 khung giờ trên thì có thể cúng vào giờ Đinh Mùi (13h-15h) và hồi hướng gia tiên vào giờ Canh Tuất (Từ 19h - 21h).
Tết Đoan Ngọ ăn gì?
Không quá long trọng như ngày Tết Nguyên đán hay Tết Thanh minh nhưng Tết Đoan Ngọ cũng là dịp mà mọi nhà đều coi trọng. Vào ngày mùng 5 tháng 5 này, mỗi gia đình đều làm các món quen thuộc dâng cúng gia tiên. Trong đó phải kể đến một số món như:
1. Bánh tro (bánh ú tro)
Bánh tro hay còn được biết đến với tên gọi là bánh gio, bánh ú tro. Loại bánh này được làm bằng gạo nếp, ngâm trong nước tro mà tro này sẽ lấy từ việc đốt các loại cây khô. Gạo nếp sau khi ngâm sẽ gói trong lá chuối. Loại bánh này có thể có nhân hoặc không nhân.
Bánh tro sau khi chín sẽ có màu nâu trong, khi ăn bạn cảm nhận được độ mềm, dẻo và thanh mát rất lạ miệng. Người ta thường chấm bánh tro với mật mía cực kỳ thơm ngon. Món bánh này cũng đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.
2. Cơm rượu nếp cái hoa vàng
Nếu được hỏi Tết Đoan ngọ ăn gì thì chắc chắn không thể không nhắc tới cơm rượu nếp. Món ăn này được làm từ nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm. Hạt nếp tuyển chọn kỹ càng vừa căng tròn lại bóng mẩy.
3. Quả vải - mận
Trên mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ cũng không thể thiếu 2 trái cây quen thuộc trong tháng 5 là vải cùng mận. Người xưa cho rằng, mận có tính nóng nên giúp diệt sâu bọ hiệu quả
Theo quan niệm của người Việt, vì vải và mận có tính nóng vì thế sau khi ăn rượu nếp, sâu bọ đã bị chuốc say thì việc ăn thêm vải mận sẽ giúp tiêu diệt chúng tận gốc.
4. Xôi chè
Xôi chè là cái tên tiếp theo góp mặt trong danh sách này. Người miền Bắc sẽ nấu chè đậu xanh, miền Trung là chè hạt sen, hạt kê còn người miền Nam lại lựa chọn chè trôi nước. Những món chè ngon sẽ giúp cho mâm lễ vật ngày Tết Đoan ngọ thêm đủ đầy.
5. Thịt vịt
Người miền Bắc thường chỉ ăn bánh tro, cơm rượu nếp nhưng người miền Trung lại đặc biệt phải chuẩn bị thêm thịt vịt. Sở dĩ thịt vịt góp mặt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ là bởi tháng 5 là lúc thịt vịt ngon, thơm và béo múp. Loại thực phẩm này có tính hàn vì thế rất hợp ăn trong những ngày hè nóng bức.