Bệnh trĩ khi mang thai là dấu hiệu dễ thấy và là nỗi ám ảnh của mẹ bầu do thay đổi về hormone trong cơ thể và sự chèn ép, cản trở đường về của các tĩnh mạch làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng lên.
- Điều gì xảy ra với cơ thể khi thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày?
- Thanh niên 37 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối, chỉ vì một dấu hiệu đau bất thường ở bụng
Theo thống kê, có đến 50% bà bầu mắc trĩ trong suốt thai kỳ với các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khiến chị em bị trĩ khi mang thai. Bệnh thường xuất hiện ở ba tháng cuối thai kỳ thậm chí có thể phát triển khi mẹ chuyển dạ và cả sau khi sinh bé.
Vì sao bà bầu dễ bị bệnh trĩ?
Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn quá mức. Bình thường, các tĩnh mạch này có vai trò khép kín hậu môn nên ai cũng phải có. Do vậy, ai cũng có thể bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao như người có công việc ngồi lâu, ít vận động, phụ nữ mang thai.
Bà bầu có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn các đối tượng khác là do trong quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi ngày một to lên làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng, thai nhi nhiều tháng cũng có khả năng gây chèn ép và sẽ cản trở đường về của các tĩnh mạch làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng lên, điều đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
+ Ngoài ra, những tháng cuối của thai kỳ do cơ thể nặng nề, mệt mỏi nên bà bầu thường ít vận động và đây cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
+ Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường uống bổ sung thêm sắt, canxi, ăn uống nhiều chất bổ dưỡng hơn là ăn rau nên dễ bị táo bón. Mà táo bón lâu ngày, mỗi lần đi đại tiện phải rặn nhiều gây tăng áp lực lên ổ bụng và làm bệnh trĩ hình thành và tiến triển ngày càng nặng.
Dấu hiệu nhận biết bị bệnh trĩ khi mang thai
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai thường dễ mắc phải trĩ ngoại nhiều hơn trĩ nội. Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ nằm trong ống hậu môn, lâu ngày sẽ sa ra ngoài và không thể thụt vào trong. Còn trĩ ngoại là hiện tượng các búi trĩ nằm bên rìa hậu môn, có thể thấy được khi thành hình. Các biểu hiện sớm của bệnh cũng tương tự như ở người bệnh thông thường. Cụ thể:
+ Táo bón lâu ngày, thường có cảm giác đau, khó chịu mỗi khi đi ngoài nhất là khi bị táo bón.
+ Chảy máu, có máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh, đây là triệu chứng sớm và thường gặp nhất ở các bệnh nhân mắc trĩ.
+ Sau một thời gian búi trĩ hình thành và phát triển, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đại tiện ra máu, có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn. Khối nhỏ này được gọi là búi trĩ, kích thước của búi trĩ thường khác nhau ở mỗi người, mỗi giai đoạn. Càng về sau, búi trĩ càng sa ra ngoài hậu môn thậm chí nằm bên ngoài mà không thể tự co lại.
+ Xuất hiện tình trạng xuất tiết, có dịch tiết gây ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.
+ Có thể thường xuyên cảm giác đau do tắc mạch, nứt hậu môn, lâu ngày còn gây ra hoại tử.
Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Theo các chuyên gia Y tế, hiện tại chưa có chỉ định sinh mổ nào đưa ra đối với phụ nữ mang thai, bởi vậy, không nhất thiết mẹ bầu phải sinh mổ khi mắc bệnh trĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh trĩ hiện tại nặng hay nhẹ và sức khỏe của bà bầu tốt hay không từ đó bác sĩ đưa ra lời khuyên sinh thường được không.
Ảnh minh họa
+ Trường hợp bà bầu bị trĩ nhẹ (Cấp độ 1, 2): bà bầu có sức khỏe ổn định thì có thể đẻ thường. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, đẻ thường vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp làm các búi trĩ thò ra ngoài nhiều hơn và cũng có thể bị nhiễm trùng hoặc một số tổn thương khác. Điều này gây ra các cơn đau âm ỉ kéo dài cho bà bầu sau sinh.
+ Trường hợp bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng (Cấp độ 3, 4): các búi trĩ sa ra ngoài (có thể không co vào trong hậu môn được nữa) đi kèm với hiện tượng chảy máu thì các mẹ bầu nên tìm hiểu phương pháp sinh mổ. Bởi vì khi đẻ thường, bà bầu phải mất sức rặn nhiều để sinh con. Điều này khiến cho các tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, búi trĩ sa ra ngoài nhiều và dễ gây biến chứng bệnh trĩ. Chưa kể tới trường hợp: mẹ bầu sẽ bị mất rất nhiều máu từ búi trĩ chảy ra ngoài gây nguy hiểm cho cả mẹ và con trong quá trình “vượt cạn”.
Vì vậy, trước khi quyết định sinh thường hay sinh mổ, các mẹ bầu cần xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu kĩ thông tin, các mặt lợi, hại của 2 cách này, đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có lựa chọn an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Biện pháp hạn chế sự phát triển của búi trĩTắm hoặc ngâm mình với nước ấm
Nước ấm giúp giảm đau rát, cải thiện tình trạng khó chịu của mẹ bầu. Do đó, mẹ có thể ngâm hậu môn hoặc ngâm mình trong nước ấm từ 10 – 15 phút. Cần lưu ý rằng không sử dụng nước quá ấm hoặc ngâm mình lâu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, mẹ nên ngâm hậu môn với nước ấm pha muối loãng mỗi ngày và lau khô bằng khăn mềm.
Chườm lạnh giảm đau
Nếu không thích ngâm hậu môn với nước ấm, mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh ở búi trĩ để giảm đau. Biện pháp này vừa an toàn, vừa đơn giản lại rất dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần cho vài viên đá vào một miếng vải mềm, sạch sẽ rồi áp nhẹ lên khu vực bị trĩ. Chườm đá sẽ giúp mẹ giảm sưng viêm và giảm đau ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, tuyệt đối không chườm trực tiếp viên đá lên vùng bị trĩ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Như đã đề cập, bệnh trĩ có thể xuất phát từ một số thói quen xấu như ít vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên:
+ Tránh ngồi hoặc nằm quá lâu, việc ngồi quá lâu sẽ gây áp lực lên hậu môn, làm giảm khả năng hấp thu đường ruột. Vì thế, mẹ nên dành thời gian đi bộ nhẹ nhàng, có thể tập các bài tập đơn giản từ 15 – 20 phút để tăng hoạt động của nhu động ruột.
+ Đi đại tiện, không nên ngồi quá lâu, tập thói quen đi tiêu đúng giờ và đi ngay khi có nhu cầu. Tuyệt đối không rặn, không nhịn đi vệ sinh để tránh gây áp lực cho vùng hậu môn.
+ Nếu khó khăn trong việc đi tiêu mẹ nên ngâm hậu môn với nước ấm hoặc sử dụng các thực phẩm nhuận tràng trong bữa ăn như đu đủ chín, táo, khoai lang luộc…
+ Tuyệt đối không thức khuya, tránh làm việc hoặc suy nghĩ quá nhiều để hạn chế táo bón và không làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.