Chắc hẳn bạn đã nhìn thấy người khác chà xát hai đầu trái dưa chuột trước khi ăn, nhưng làm vậy để làm gì? Và làm như thế nào mới đúng?
- Tỏi, cà chua, bông cải xanh là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chế biến và ăn sai cách thế này thì chẳng còn dinh dưỡng nữa
- Cơ thể sẽ thế nào nếu thường xuyên ăn khoai lang?
Đa phần chúng ta đều có thói quen gọt vỏ hoa quả, rau củ trước khi ăn, cho dù chúng đã được rửa sạch đất cát. Nhưng với một số loại thì việc để vỏ rất cần thiết, trong đó có dưa chuột.
Vì sao ăn dưa chuột nên để cả vỏ?
Tương tự như một số loại quả mọc leo giàn khác, khi ăn dưa chuột sống thì nên để cả vỏ. Vì vỏ sẽ giúp cho giữ được độ giòn (giữ nước), không bị èo uột, mềm nhũn khi để một thời gian ngoài không khí.
Tuy nhiên, không gọt vỏ dưa chuột thì khả năng cao khi ăn sẽ có vị đắng, gây khó chịu với nhiều người. Lý do là bởi trong vỏ dưa chuột có chứa cucurbitacin - hợp chất có vị đắng. Thông thường, cucurbitacin tập trung ở phần lá, thân, rễ của thực phẩm để ngăn động vật ăn, phá hoại cây. Nhưng đôi khi cucurbitacin xuất hiện tại phần cuống, gần vỏ, thi thoảng len lỏi vào giữa quả, với dưa chuột là trường hợp này.
Thay vì gọt hết vỏ dưa chuột thì chỉ cần chà xát hai đầu
Cucurbitacin trong dưa chuột thường “tụ” lại ở hai đầu quả. Vậy nên bằng cách “chà chà” hai đầu đến khi các bọt trắng xuất hiện hết, dưa chuột sẽ bớt vị đắng. Thay vì phải gọt hết vỏ thì làm cách này hiệu quả hơn, mà lại giữ được độ giòn, độ mọng nước của quả dưa chuột. Nhiều người biết đến cách chà xát hai đầu, nhưng vẫn gọt hết vỏ thì ăn dưa chuột không được ngon khi để lâu nữa.
Ngoài ra, có một cách khác bạn cũng có thể thử để giảm độ đắng cho quả dưa chuột. Đó là cắt dọc nửa qua ra và chà với muối tới khi thấy bọt trắng, lặp lại 2 - 3 lần rồi rửa với nước là dưa chuột hết đắng, lại giữ được độ giòn.