Uống 2 ly trà sữa mỗi ngày, cô gái trẻ ngất xỉu, sau 5 ngày mới tỉnh lại

Sức khỏe 09/06/2020 07:23

Uống 2 ly trà sữa mỗi ngày, cô gái trẻ ngất xỉu, sau 5 ngày mới tỉnh lại

Tiểu Hinh (18 tuổi) sống tại Thượng Hải, Trung Quốc, có thói quen uống 2 ly trà sữa mỗi ngày, khoảng thời gian trước, cô gái trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khô miệng, tiểu nhiều, buồn nôn. Đầu tháng 5, Tiểu Hinh đột nhiên ngất xỉu và được đưa vào phòng cấp cứu tại bệnh viện Ruijin Hospital. Chẩn đoán sơ bộ cho thấy đường huyết tăng cao khiến bệnh nhân ngất xỉu.

Uống 2 ly trà sữa mỗi ngày, cô gái trẻ ngất xỉu, sau 5 ngày mới tỉnh lại - Ảnh 1

Tiểu Hinh có thói quen uống 2 ly trà sữa mỗi ngày.

Bác sĩ Hồ, khoa cấp cứu, bệnh viện Ruijin Hospital, cho biết: "Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân nhiễm toan ceton do đái tháo đường, biến chứng Ketoacidosis tiểu đường, mắc hội chứng tiêu cơ vân, suy thận. Điều may mắn là các bác sĩ đã kịp thời cứu chữa nên người bệnh đã thoát khỏi nguy kịch. Sau 5 ngày hôn mê, bệnh nhân đã hồi phục ý thức".

Tại bệnh viện Ruijin Hospital, Tiểu Hinh được điều trị suốt 1 tháng. Vào ngày 1/6, Tiểu Hinh được chuyển viện Nanxiang Hospital tiếp tục điều trị. Hiện tại, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, cô gái trẻ còn cam kết với nhân viên y tế là từ giờ cô sẽ bỏ thói quen uống trà sữa.

Bác sĩ Lục Nhất Minh, chủ nhiệm khoa cấp cứu, bệnh viện Nanxiang Hospital cho biết: "Không chỉ riêng trường hợp Tiểu Hinh, dạo gần đây, bệnh viện đã điều trị thành công 3 trường hợp bệnh nhân có chỉ số đường huyết cao dẫn đến nguy kịch. Đặc điểm chung của người bệnh là có trọng lượng vượt mức so với người bình thường, ngày thường bệnh nhân không kiểm soát đường huyết trong máu hoặc bệnh nhân không biết bản thân mắc bệnh tiểu đường. Một khi bệnh tiến triển nghiêm trọng như nhiễm toan ceton do đái tháo đường hoặc biến chứng Ketoacidosis tiểu đường, nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng".

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường

Hiện nay có 2 khái niệm chính xác nhất về căn bệnh này. Đó là:

Theo WHO (2002) đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin hoặc tác dụng insulin không hiệu quả.

Theo ADA 2004 (Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ), bệnh tiểu đường là một nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động của insulin hoặc cả 2 cơ chế này xảy ra cùng lúc.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Một số biến chứng thường gặp khi mắc bệnh đái tháo đường:

Biến chứng mạn tính

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số biến chứng mạn tính:

- Biến chứng trên mắt: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…

- Biến chứng tim mạch: tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi...

- Biến chứng trên thần kinh: cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...

- Biến chứng trên thận: suy giảm chức năng lọc của thận, suy thận...

- Biến chứng nhiễm trùng: Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Biến chứng cấp tính

Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.

- Hạ đường huyết: Người bệnh tiểu đường có thể bị sử dụng quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin), hoặc do ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn… dẫn đến đường huyết hạ đột ngột và ngất xỉu.

- Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây ra ngất xỉu, hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Trước 30 ngủ không thể tỉnh, sau 30 tỉnh không thể ngủ: Nguyên nhân vì sao và nên làm gì?

Theo thống kê, khoảng 50% người trung và cao tuổi có các vấn đề liên quan tới rối loạn giấc ngủ và khi tuổi càng cao, xác suất xảy ra càng cao. Hãy tìm hiểu để khắc phục sớm.

TIN MỚI NHẤT