Ung thư tử cung: Những điều phụ nữ ai cũng nên biết

Sức khỏe 20/03/2023 11:25

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn cầu. Ung thư cổ tử cung là một khối u ác tính ở phần dưới cùng của tử cung.

Ung thư tử cung là tình trạng bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng biến đổi thành tế bào ung thư khi không được điều trị.

Human Papillomavirus (chủng 16 & 18) chịu trách nhiệm cho ít nhất 50 phần trăm các trường hợp tiền ung thư cấp độ cao. Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nhiễm trùng tái phát có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Ung thư tử cung: Những điều phụ nữ ai cũng nên biết - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Các tế bào của cổ tử cung trải qua một số thay đổi trước khi đạt đến giai đoạn tiền ung thư và thậm chí những thay đổi này thường mờ dần mà không cần điều trị ở hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, ở một số cơ thể phụ nữ, các tế bào tiền ung thư có thể biến thành ung thư xâm lấn thực sự.

Các triệu chứng thường thấy ở những phụ nữ bị nhiễm trùng cổ tử cung lâu ngày mà không được điều trị và có thể bao gồm chảy máu âm đạo nhiều hoặc tiết dịch nhiều bất thường, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, chảy máu khi quan hệ tình dục, chảy máu sau khi giao hợp, đau vùng chậu và nhức nhối giữa các thời kỳ kinh nguyệt hay đau khi đi tiểu hoặc giao hợp. Ngoài ra, có thể kèm theo mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, khó chịu vùng chậu.

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn do một số yếu tố bao gồm quan hệ tình dục trước 18 tuổi, nhiều bạn tình, hút thuốc, nhiễm HIV, khả năng miễn dịch yếu và tiền sử ung thư cổ tử cung. 

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên là chìa khóa đảm bảo an toàn 

Kiểm tra và khám phụ khoa thường xuyên có thể đóng một vai trò quan trọng để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và cứu mạng sống cho chị em phụ nữ. Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap. Nếu phết tế bào cổ tử cung bất thường, bạn sẽ cần tiến hành sàng lọc thêm HPV. Nếu nghi ngờ ung thư khi kiểm tra, biện pháp sinh thiết sẽ được bác sĩ đề nghị thực hiện cùng kiểm tra soi cổ tử cung.

Ung thư tử cung: Những điều phụ nữ ai cũng nên biết - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Xét nghiệm HPV kiểm tra các loại nhiễm trùng HPV có thể gây ra tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Mặc dù nhiễm trùng HPV không có cách điều trị, nhưng vắc-xin HPV có thể giúp phòng ngừa. Vắc-xin HPV không bảo vệ chống lại tất cả các loại vi-rút gây ung thư. Vì vậy, việc sàng lọc cổ tử cung vẫn cần được thực hiện đối với phụ nữ được tiêm phòng vắc-xin HPV cho nhóm tuổi của họ. Các khuyến nghị về sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm:

Ung thư tử cung: Những điều phụ nữ ai cũng nên biết - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

• Nên bắt đầu sàng lọc đối với phụ nữ trên 21 tuổi

• Xét nghiệm Pap được khuyến nghị ba năm một lần cho phụ nữ từ 21-29 tuổi

• Đối với phụ nữ trên 30 đến 65 tuổi sẽ nên xét nghiệm Pap mỗi ba năm, xét nghiệm HR HPV mỗi năm năm, hoặc xét nghiệm Pap và xét nghiệm HR HPV mỗi năm năm. Nếu các tế bào bất thường được phát hiện khi sàng lọc, thì nên soi cổ tử cung và theo đó sẽ quyết định sinh thiết cần được thực hiện.

Điều trị và phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những dạng bệnh chết người có thể điều trị thành công nhất khi được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và được quản lý hiệu quả. Ngoài ra, ung thư giai đoạn cuối cũng có thể được điều trị và chăm sóc giảm nhẹ thích hợp. Các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn và sự lan rộng của nó và bao gồm can thiệp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp sinh học hoặc interferon.

Ung thư tử cung: Những điều phụ nữ ai cũng nên biết - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Hiện có vắc-xin chống lại vi-rút HPV nguy cơ cao nhưng chúng không cung cấp khả năng miễn dịch hoàn toàn và cần có sự tích hợp của cả chương trình sàng lọc và tiêm vắc-xin để hầu như loại bỏ gánh nặng ung thư cổ tử cung.

Ung thư tử cung: Những điều phụ nữ ai cũng nên biết - Ảnh 5
Ảnh minh họa: Internet

Vắc xin HPV được phê duyệt cho độ tuổi từ 9 đến 45 (ngăn ngừa ~90% ung thư cổ tử cung). Tốt nhất là bạn nên tiêm vắc-xin trước khi bắt đầu các hoạt động tình dục. Sàng lọc cổ tử cung bằng xét nghiệm phết tế bào Paps sàng lọc HPV và tiêm vắc-xin HPV kịp thời là chìa khóa để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Thay đổi lối sống bao gồm tránh hút thuốc và duy trì lối sống phù hợp cũng như sức khỏe tình dục tốt sẽ giúp phụ nữ tránh xa được các bệnh phụ khoa không mong muốn.

Theo Times of India

Màu nước tiết tiết lộ bệnh lý, thấy chuyển sang đỏ hay vàng đậm coi chừng ung thư và sỏi thận ghé đến

Với vai trò là phương tiện đào thải các chất cặn bã và lượng nước dư thừa mà cơ thể không cần đến, nước tiểu sẽ thực hiện một chức năng quan trọng trong cơ thể.

TIN MỚI NHẤT