Trái nhàu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Sức khỏe 15/03/2020 06:15

Trái nhàu là dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y. Ngoài ra, nó còn được dùng để chế biến đồ uống. Vậy thực tế trái nhàu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Nội dung bài viết

Trái nhàu từ lâu đã xuất hiện như một loại dược liệu trong các bài thuốc Đông y. Ngoài ra, người ta còn sử dụng trái nhàu để chế biến thành thực phẩm chức năng và đồ uống bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho con người. Để biết được trái nhàu có tác dụng gì đối với sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Trai nhau co tac dung gi 1
Trái nhàu có tác dụng gì? - Ảnh minh họa: Internet

Thông tin về cây nhàu (noni)

  • Tên khoa học: Morinda Citrifolia,  thuộc họ cà phê Rubiaceae.
  • Cây sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và ôn đới, trải dài từ Nam Á sang Châu Úc. Hiện nay, cây được trồng ở rất nhiều đất nước khác nhau. Tại Việt Nam, cây nhàu mọc nhiều ở vùng nóng ẩm, dọc theo bờ sông, suối, ao hồ ở các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung.
  • Cây nhàu là cây gỗ nhỏ, mọc đứng. Thân cao từ 4m đến 8m. Lá mọc đối, hình bầu dục dài 12-30cm. Lá màu xanh bóng đậm ở mặt trên, xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Bìa lá gợn sóng, gân lá hình lông chim. Hoa có đầu hình tròn hoặc bầu dục. Trụ hoa hình trụ màu xanh, dài khoảng 1-2cm. 
  • Cây ra hoa quanh năm, nhiều nhất là từ tháng 11 đến 2, cho quả vào khoảng tháng 3 đến tháng 5. Quả lúc còn non màu xanh nhạt, dài khoảng 5-7cm. Lúc quả già sẽ ngả sang màu vàng, nhẵn bóng, mùi khai. Trên quả còn để lại dấu vết của các đĩa mật. Quả hình bầu dục dài, có nhiều quả hạch dính vào nhau, chín vàng chứa cơm mềm có thể ăn được. Quả có nhiều hạt hình bầu dục. 
Trai nhau co tac dung gi 2
Cây nhàu là loại cây thân gỗ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet
  • Rễ, lá và quả đều có thể dùng làm dược liệu hoặc đồ uống. Rễ thu hái vào mùa đông, lá thu hái vào mùa xuân và quả vào mùa hè. Rễ phơi khô để dùng, còn lá và quả thì dùng lúc còn tươi.
  • Cây và trái nhàu được chế biến thành một số sản phẩm như: nước ép trái cây, ngâm đường, ngâm rượu, bột từ trái cây, dầu ép từ hạt, bột (đóng dạng gói hoặc viên), nước thơm.
  • Rễ và vỏ cây còn được một số cư dân bản địa sử dụng làm thuốc nhuộm vải.
Trai nhau co tac dung gi 3
Trái nhàu được chế biến thành bột để pha uống như một loại thực phẩm chức năng - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của quả nhàu tươi

  • Tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa: Theo Đông y, trái nhàu vị chát, quy vào kinh thận, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh, chủ trị táo bón, khó tiểu.
  • Ổn định huyết áp và đường máu: Trái nhàu có tác dụng lưu thông kinh mạch, điều hòa huyết áp, ổn định lượng đường trong máu.
  • Nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch: Trái nhàu giúp chống tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống cảm cúm, giảm sốt, trị ho hen.
  • Giảm đau: Trái nhàu giúp giảm đau nhức xương khớp, phong tê thấp, đau đầu.
  • Làm đẹp, giảm cân: Trái nhàu giúp tóc đen óng, da trắng sáng, giữ cân nặng.
  • Trị mụn cóc: Giã nhuyễn trái nhàu đắp lên mụn cóc rồi băng kín lại. Thay mới mỗi ngày 1 lần, đến khi mụn có bị bong ra. Ngoài ra, trái nhàu còn có một số tác dụng nhất định với bệnh tim mạch, kháng viêm, điều trị vết thương.
  • Kháng viêm, giảm sưng: Trái nhàu có tác dụng hiệu quả trong việc giảm các vết thâm tím, căng da, bỏng, chữa các vết loét và ngăn ngừa phát ban.

Nước ép trái nhàu có tác dụng gì?

Trái nhàu tươi có chứa chất xơ, sắt, vitamin C, vitamin A, vitamin B3, lignans, oligo, polysacarit, flavonoid, iridoids, axit béo, scopoletin, catechin, beta-sitosterol, damnacanthal và alkaloids. Nước ép trái nhàu giàu vitamin C (tương đương lượng vitamin C trong 1 quả cam), sắt và kali  giúp kích thích vị giác, lợi tiểu, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, ổn định huyết áp, đường máu.

Trai nhau co tac dung gi 4
Nước ép trái nhàu tươi giàu Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch - Ảnh minh họa: Internet

Trái nhàu ngâm đường uống có tác dụng gì?

Cách thực hiện trái nhàu ngâm đường

  • Chuẩn bị trái nhàu và đường theo tỉ lệ 2:1 hoặc 3:1, tùy theo bạn thích uống ngọt hay không. Rửa sạch trái nhàu, để ráo nước. 
  • Xếp trái nhàu và đường xen kẽ thành từng lớp rồi đậy kín nắp lọ. Có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kín nắp lọ để tránh bị nổi váng. 
  • Ngâm trái nhàu trong một tháng, sau đó có thể uống được.

Tác dụng của trái nhàu ngâm đường

  • Kháng viêm, loại bỏ độc tố, giảm nhẹ triệu chứng hen suyễn, làm êm dịu thần kinh giao cảm.
  • Chú ý: Không dùng cho người bị tiểu đường.
Trai nhau co tac dung gi 5
Trái nhàu ngâm đường giúp loại bỏ độc tố, kháng viêm - Ảnh minh họa: Internet

Trái nhàu ngâm rượu trị bệnh gì?

Cách thực hiện trái nhàu ngâm rượu

  • Trái nhàu sấy khô thường được dùng để ngâm rượu. Trái nhàu cắt lát, phơi khô hoặc sấy khô.
  • Cho trái nhàu đã phơi khô và rượu trắng ngâm trong bình thủy tinh. Sau khi ngâm 1 tháng là có thể uống được.
  • Rượu từ trái nhàu khô giúp trị nhức mỏi, phong tê thấp, giảm đau.
  • Ngoài ra, người ta còn dùng rễ trái nhàu phơi khô để ngâm rượu.
Trai nhau co tac dung gi 6
Trái nhàu phơi khô để ngâm rượu giúp giảm các triệu chứng xương khớp - Ảnh minh họa: Internet

Qua những thông tin được chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã tự trả lời được câu hỏi trái nhàu có tác dụng gì. Trái nhàu vừa là một loại dược liệu, vừa là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Điều quan trọng hơn nữa là giá thành, cách chế biến cũng như cách sử dụng cũng hết sức đơn giản. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm được một loại thuốc kiêm thực phẩm hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. 

Bật mí tác dụng của tỏi đen với phụ nữ: Vô vàn lợi ích!

Nhiều người cho rằng tỏi đen có thể chữa được nhiều bệnh và rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ tác dụng của tỏi đen với phụ nữ. Cụ thể thế nào, hãy cùng khám phá ở ngay bài viết dưới đây nhé!

TIN MỚI NHẤT