Người Nhật có rất nhiều món nước uống nổi tiếng trên thế giới và được ưa chuộng tại Việt Nam. Trong đó, trà lúa mạch được xem là thức uống giá rẻ nhưng có những lợi ích hoàn hảo cho cơ thể.
- Khoa học chứng minh: Quá gầy hay quá béo đều không tốt, người hơi mập mới sống lâu
- Loại nước ép được xem là ‘thần dược’ thải độc gan, trị mụn, tốt cho xương khớp, bạn có thể chế biến ngay cho gia đình
Nguồn gốc của loại trà này
Trước tiên, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về nguồn gốc của món nước uống này. Là một loại nước quen thuộc với người Nhật. Theo Báo Phụ nữ Việt Nam cập nhật trên tờ thời Heian (794 – 1185), trà lúa mạch được người Nhật dùng để phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Ngày nay các cửa hàng trà lúa mạch mọc lên nhiều trong các thị trấn và người dân có thể mua về sử dụng rất tiện lợi và có giá thành khá rẻ.
Trà lúa mạch cũng được sử dụng ở Trung Quốc, Hàn Quốc từ thế kỷ thứ VIII và dần phổ biến ở Việt Nam. Được xem là một loại trà thảo dược (thảo mộc), làm từ hạt lúa mạch rang cho đến khi chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó cho thêm nước đun sôi và ngâm một lúc để hạt lúa mạch tiết hương vị ra nước. Nước thu được chính là trà lúa mạch.
Những điều thú vị ở trong loại trà này có thể được kể ra đó chính là giúp phòng và hỗ trợ cải thiện nhiều căn bệnh hàng đầu thế giới như: ung thư, tiểu đường, trào ngược dạ dày, mất ngủ, nâng cao khả năng miễn dịch hay có chức năng cải thiện lão hóa cho phụ nữ trung niên.
Để bảo vệ sức khỏe, nhất là các căn bệnh nguy hiểm, chúng ta đã tìm rất nhiều cách, trong đó, trà lúa mạch là loại thức uống rất có lợi. 5 lợi ích được kể ra tốt cho sức khỏe có trong trà lúa mạch đó chính là:
Cải thiện khả năng sinh sản, chống ung thư
Với thành phần giàu Selen chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa, selen đặc biệt hữu ích với tác dụng cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng và chất lượng của nó để thụ tinh tốt hơn. Theo Báo Lao động cập nhật trên Boldsky, selen không phải là một khoáng chất chúng ta thường nghe nói đến, nhưng nó có thể rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới và có thể bảo vệ sức khỏe của tuyến tiền liệt.
Theo báo cáo của Tiến sĩ Zhigang Cui và Tiến sĩ Dezhong Liu được công bố trên Tạp chí Y học (Baltimore), trà lúa mạch cung cấp selen dồi dào, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, cải thiện chức năng sinh sản hoàn hảo cho nam giới.
Các loại chất tìm thấy trong lúa mạch như beta-glucan, phenol, flavonoid, tinh bột kháng và arabinoxylan có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và các loại ung thư khác.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho tim mạch và thận
Trà lúa mạch thơm và có vị ngọt tự nhiên nhưng lại chứa ít đường, khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và cân bằng insulin trong cơ thể cũng cao hơn. Không cần thêm quá nhiều gia vị ngọt cho món nước uống để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Hoạt tính chống oxy hóa cao của các chất phytochemical có trong trà lúa mạch cũng làm cho nó trở thành một phương pháp an toàn để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Sự hiện diện của vitamin (A, C, B1 và E), flavonoid (saponarin) và axit amin (tryptophan) trong trà lúa mạch giúp ngăn ngừa bệnh tim. Ngoài ra, vitamin B6 và magiê trong lúa mạch cũng giúp phá vỡ các khối rắn canxi oxalat là nguyên nhân chính gây ra sỏi thận. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh thận mãn tính như sỏi thận. Đây chính xác là một thức uống tuyệt vời cho cơ thể.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chất chống oxy hóa cùng hàm lượng vitamin C cao trong trà lúa mạch chống lại các tác động tiêu cực của các gốc tự do, tăng cường bằng cách thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu.
Polyphenol có trong chiết xuất từ lúa mạch có thể làm giảm độ bám dính của vi khuẩn đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, do đó ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi cảm thấy lạnh, hít ngửi hơi trà lúa mạch cũng giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp và đau họng. Ngoài ra, theo Bosky, lúa mạch có hơn 20 đặc tính, bao gồm cả tác dụng giải độc.
Nó giúp lọc các chất độc có hại ra khỏi cơ thể và tăng cường sức khỏe, giải độc hiệu quả. Beta-glucan trong trà lúa mạch cũng giúp chữa lành vết thương bằng cách thúc đẩy quá trình tạo hạt mô và tạo ra sự nhân lên của tế bào. Nó thúc đẩy sự gia tăng của các nguyên bào sợi ở người giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Trà lúa mạch giàu chất xơ, có thể làm dịu táo bón và thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh. Đặc tính nhuận tràng, thúc đẩy chuyển động của ruột trong lúa mạch cũng cao hơn so với bất kì loại thức uống nào. Lúa mạch cũng là một chế độ ăn uống lý tưởng để ngăn ngừa bệnh trĩ và giảm táo bón. Trà lúa mạch hoạt động như chất kháng axit tự nhiên trong axit dư thừa trong ruột và có thể ngăn ngừa trào ngược axit trong dạ dày. Vì vậy nó được xem là thức uống có lợi cho tiêu hóa.
Giúp ngủ ngon, giảm cân
Giấc ngủ thực sự trở nên quan trọng với nhiều người. Tình trạng bệnh tật do thiếu ngủ có thể trở nên trầm trọng. Trong khi đó, tryptophan và melatonin được tìm thấy trong trà lúa mạch có thể làm cho nó trở thành một chất hỗ trợ giấc ngủ tuyệt vời. Bạn có thể uống vào 1-2 tiếng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, trà lúa mạch cũng giúp cơ thể trao đổi chất, đốt cháy chất béo và tăng cường giảm cân hiệu quả. Uống trà lúa mạch có thể giúp cơ thể no lâu và tránh việc nạp các thức ăn không cần thiết.
Làm thế nào để làm trà lúa mạch?
Bạn có thể sử dụng hạt lúa mạch thô làm trà. Bạn cần rang lúa mạch trong chảo cho đến khi chúng chuyển sang màu nâu sẫm. Xay nhuyễn hạt lúa mạch, để vào lọ dùng dần.
Mỗi lần uống, bạn cho khoảng 6 thìa lúa mạch rang xay nhuyễn vào nồi, thêm khoảng 220ml nước đun nước sôi, chỉnh nhỏ lửa và thỉnh thoảng khuấy đều khoảng 3 - 4 phút. Tắt bếp, để nguội rồi lọc lấy nước uống.
Trà lúa mạch mật ong
Bạn cũng có thể thêm nước sôi vào trà đã rang, ủ trà trong khoảng 15 – 20 phút. Trà lúa mạch có thể được uống nóng hay lạnh tùy thích. Sau khi có nước, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, uống trong ngày và tránh để qua đêm.
Bạn có thể thêm mật ong hoặc chanh và thưởng thức mà không cần dùng đường.
Trà lúa mạch đậu đen
Bạn có thể kết hợp lúa mạch và đậu đen để tăng cường các tác dụng cho cơ thể:
Nguyên liệu: Hạt lúa mạch: 30g; Hạt đậu đen: 30g; Nước đun sôi: 500ml
Bạn đãi sạch phẩn hạt lúa mạch và hạt đậu đen, đem rửa sạch. Nên ngâm đậu đen trong nước khoảng 7 – 8 tiếng.
Tiến hành rang thơm cả hai loại hạt. Trút hỗn hợp vào ấm, từ từ rót nước sôi vào để ủ trà trong 15 – 20 phút. Tiếp đến dùng rây lọc bỏ bã và chắt lấy nước trà.
Trà lúa mạch rau diếp cá
Nguyên liệu: Hạt lúa mạch: 50g; Rau diếp cá: 20g (1 bó nhỏ); Muối, Nước đun sôi: 500ml
Cách pha trà lúa mạch diếp cá: Ngâm rửa sạch rau diếp cá, sau đó đem phơi khô dưới nắng hoặc dùng lò sấy. Rang thơm hạt lúa mạch khoảng 15 – 20 phút.
Bắc nồi lên bếp, cho lá diếp cá và hạt lúa mạch vào, đun sôi khoảng 20 phút là hoàn thành trà lúa mạch diếp cá. Để hương vị dễ uống hơn, hãy hòa thêm chút muối vào.
Những điều cần lưu ý về trà lúa mạch
- Trà lúa mạch chứa gluten nên không nên dùng cho những người bị dị ứng gluten hoặc những người có chế độ ăn không gluten.
- Trà lúa mạch có mùi hương tự nhiên, thơm ngon và vị đắng nhẹ. Bạn có thể pha trà lúa mạch thêm một chút quế và mật ong để tăng cường thêm lợi ích sức khỏe.
- Uống trà lúa mạch quá nhiều có thể dẫn đến đầy bụng và đau thắt bụng. Vì vậy, chỉ nên uống 1 - 2 cốc một ngày.
- Không lạm dụng hay thay thế trà cho nước lọc thông thường. Bạn chỉ dùng từ 30 – 50 hạt lúa mạch để pha trà, trong tuần uống trà khoảng 2 – 3 lần.
- Không nên uống trà khi bụng còn đói, tốt nhất hãy dùng sau bữa ăn chính từ 30 phút – 1 tiếng.
- Để đảm bảo cả mẹ và bé không gặp rủi ro sức khỏe nào, trong thời gian mang thai, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định dùng trà lúa mạch.