Những lợi ích có trong rau ngải cứu được chỉ rõ sẽ còn phát huy công dụng hiệu quả hơn khi ngâm chân.
- 2 dấu hiệu chứng tỏ tử cung rất yếu sau kì kinh nguyệt, lưu ý ‘3 ít’ để luôn khỏe mạnh
- 2 biểu hiện của căn bệnh tiểu đường dù ngày hay đêm vẫn luôn thấy rõ: cẩn trọng với 5 dấu hiệu trên da
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Ngoài làm rau ăn, ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe.
Đặc biệt, ngải cứu là loại rau đặc biệt dành cho phụ nữ, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hoà kinh nguỵệt, cải thiện tình trạng mệt mỏi, giúp cơ thể hồng hào, khỏe khoắn. Bàn chân được ví như ‘trái tim thứ hai’ của con người, nếu giữ thói quen ngâm chân bằng ngải cứu khô vào buổi tối, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, theo Phụ Nữ Việt Nam. Có thể kể đến 6 lợi ích khi ngâm chân bằng ngải cứu sau đây:
Chữa nấm da chân
Lá ngải cứu tính ấm, ngâm chân bằng lá ngải cứu có tác dụng giảm ẩm, giảm ngứa, tê phù. Bệnh nhân bị nấm da chân có thể phơi khô lá ngải cứu, sau đó đun lá ngải cứu để ngâm chân, sau một thời gian sẽ làm giảm nấm và giảm ngứa.
Khử mùi hôi chân
Ngoài đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái thì ngâm chân bằng lá ngải cứu cũng có thể giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Thậm chí, các bệnh thường xuất hiện vào mùa đông như nứt chân, mồ hôi chân nhiều, tê chân… cũng được giải quyết triệt để.
Điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu có chức năng rất tốt là thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, làm ấm tử cung từ đó tử cung được nuôi dưỡng tốt và điều hòa kinh nguyệt.
Ngoài ngâm chân, chị em cũng có thể ăn canh ngải cứu nấu thịt nạc để trị chứng kinh nguyệt không đều. Cách làm vô cùng đơn giản: Chỉ cần lấy thịt lợn nạc băm nhỏ, đem tẩm ướp gia vị tùy thích rồi xào qua, nêm nước, đun sôi, sau đó cho rau ngải cứu vào đun sôi. Tắt bếp, nêm thêm hạt nêm cho vừa miệng, ăn với cơm khi còn nóng.
Chống lão hóa, đẹp da, dưỡng thận
Việc ngâm chân bằng nước muối ấm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, khiến cho các thành phần hoạt chất trong nước muối thẩm thấu vào bộ phận thận và nội tạng, mang đến hiệu quả bổ thận tối ưu. Bên cạnh đó, khi ngâm chân bằng nước muối còn có thể loại bỏ khí lạnh, tốt hơn nếu bạn cho thêm những viên đá sỏi để ngâm chân, sẽ thúc đẩy làm tăng hiệu quả cho giấc ngủ và kháng lão, điều trị cảm lạnh.
Giảm căng thẳng
Ngâm chân bằng lá ngải cứu là một phương pháp trị bệnh thông dụng. Giúp giảm stress, chữa chóng mặt, giảm mệt mỏi, chữa tổn thương khớp, ngăn ngừa bệnh tim... từ đó tuổi thọ sẽ được tăng cường.
Nếu vừa ngâm chân vừa kết hợp massage chân sẽ giúp mạch máu lưu thông hiệu quả hơn. Từ đó, các huyệt dưới chân sẽ được tác động và làm cơ thể cũng như bộ não được thư giãn. Lặp đi lặp lại hàng ngày và chứng mất ngủ cũng từ đó mà biến mất.
Hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau nhức cơ thể
Chỉ cần nấu nước lá ngải cứu đem ngâm chân hoặc ngâm mình. Đều đặn làm như vậy có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.
Khi nào cần ngâm chân và thời gian ngâm chân thích hợp?
Theo Thanh Niên, có 2 lưu ý khi ngâm sau đây:
Thứ nhất, các bạn cần chú ý nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40℃ ~ 45℃, bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.
Thứ hai, chú ý thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 ~ 30 phút, Khi ngâm bàn chân, máu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài, có thể gây ra thiếu máu cung cấp cho não.
Cũng theo Tiền Phong, không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân.
Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.
Những đối tượng không nên ngâm chân
Theo Tri thức trẻ, ngâm chân rất tốt, nhưng nó không phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là 4 nhóm người dưới đây:
- Bệnh nhân tiểu đường: Nguyên do chính bởi nhóm người mắc tiểu đường có lớp da chân khá mỏng, nên dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nữa. Do đó, họ rất khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất đi cảm giác khi phân biệt nóng lạnh nên dễ bị bỏng da, tổn thương vết loét do tiểu đường.
- Người mắc chứng giãn tĩnh mạch: Nếu bạn thuộc nhóm người này thì cần phải hạn chế việc ngâm chân. Bởi bàn chân nếu được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở thêm và làm bệnh trầm trọng.
- Người bị bệnh gút: Người mắc bệnh gút khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ máu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.
- Người có huyết áp thấp: Tác dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông máu, giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Bệnh nhân khi ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.