Ngủ ít làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ về vấn đề sức khỏe. Thời gian ngủ càng ngắn dẫn đến ý nghĩ tự tử ở nam giới và trầm cảm ở nữ giới càng cao.
- Điều gì sẽ xảy ra khi số ca Covid-19 bất ngờ tăng mạnh?
- Gia tăng bệnh nhân mắc Covid-19 phải thở oxy, bác sĩ khuyến cáo tiêm phòng
Nhóm nghiên cứu Lee Min-soo và Ha In-hyeok tại Viện Nghiên cứu Khớp và Cột sống của Bệnh viện Y học Jaseng Hàn Quốc đã tiến hành một nghiên cứu so sánh với 17.638 người trên 19 tuổi trả lời bảng câu hỏi về thời gian ngủ trong ‘Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia’ từ năm 2010 đến năm 2012.
Theo nhóm nghiên cứu, khi đặt giá trị thời gian ngủ trung bình mỗi ngày là 1, thì suy nghĩ tự tử của nam và nữ lần lượt tăng 1,39 và 1,13 lần; trầm cảm lần lượt tăng 1,26 và 1,71 lần và căng thẳng lần lượt tăng 1,42 lần và 1,77 lần.
Nhóm nghiên cứu cho biết: "Đối với nam giới, sự mệt mỏi do thời gian ngủ ngắn làm suy giảm khả năng giải quyết vấn đề và giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, từ đó dẫn đến hành vi bốc đồng. Nguyên nhân là do vùng dưới đồi gần tuyến yên ảnh hưởng trầm cảm”.
Các bệnh mãn tính như thoái hóa khớp, ung thư cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt theo thời gian ngủ ngắn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết thêm: "Có một hạn chế là không thể điều chỉnh ảnh hưởng đối với sức khỏe tinh thần theo cơn đau do viêm xương khớp và thời điểm chẩn đoán ung thư bằng các biến số, vì vậy cần có thêm nghiên cứu”.
Nhà nghiên cứu Lee Min-soo cho biết: “Xét đến xã hội hiện đại, nơi chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc đang giảm sút do căng thẳng và trầm cảm quá mức, tỷ lệ tự tử tăng cao thì chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ phù hợp là những cách quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần”.
Nghiên cứu được công bố trên số tháng 12/2015 của BMC Public Health, một tạp chí y tế công cộng trực tuyến của Anh.
Theo Kormedi