Các nhà nghiên cứu cho biết, một người đàn ông 66 tuổi đã được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc ở California.
- Ngủ trưa quá nhiều tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ, vậy cần bao nhiêu phút là đủ?
- Những loại "thần dược" từ trong căn bếp giúp bạn nhanh chóng đánh bại cơn đau bụng mà ít ai ngờ tới
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng bệnh nhân lớn tuổi nhất đã được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc cho bệnh bạch cầu.
Trong khi việc cấy ghép được lên kế hoạch để điều trị bệnh bạch cầu của người đàn ông 66 tuổi này, tế bào gốc được lấy từ người hiến tặng có khả năng kháng virus tự nhiên. Bệnh nhân Timothy Ray Brown, người đầu tiên khỏi nhiễm HIV trên thế giới, còn gọi là "bệnh nhân Berlin," cũng được điều trị bằng phương pháp này vào năm 2007.
Bệnh nhân mới nhất, người thứ tư được chữa khỏi theo cách này, có biệt danh "City of Hope", đặt theo tên bệnh viện nơi điều trị cho ông tại thành phố Duarte, California, do ông không muốn tiết lộ danh tính.
Ông là người lớn tuổi nhất được chẩn đoán mắc bệnh vào năm 1988 và ngỡ rằng đó là "bản án tử hình" với chính mình.
Ông ấy đã điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ART) để kiểm soát tình trạng của mình trong hơn 30 năm.
Các bác sĩ đã trình bày dữ liệu trước cuộc họp của Hiệp hội Aids Quốc tế (IAS) 2022 cho biết trường hợp này mở ra khả năng cho những bệnh nhân lớn tuổi bị HIV và ung thư máu tiếp cận với phương pháp điều trị, đặc biệt khi người hiến tế bào gốc không phải là thành viên trong gia đình.
Mô tả một phương pháp chữa bệnh này, Sharon Lewin, chủ tịch IAS cho biết trường hợp này mang lại "hy vọng tiếp tục và nguồn cảm hứng" cho những người nhiễm HIV và cộng đồng khoa học rộng lớn hơn, mặc dù nó không chắc là một lựa chọn cho hầu hết những người nhiễm HIV do những rủi ro của phương pháp này.
Theo các nhà khoa học, phương pháp này hiệu quả bởi tế bào gốc của người hiến tặng có đột biến gen đặc biệt, hiếm gặp. Chúng thiếu các thụ thể mà HIV có thể sử dụng để lây nhiễm tế bào. Người mang gene có khả năng kháng virus tự nhiên.
Sau ca cấy ghép 3 năm rưỡi trước, sau đó là hóa trị, bệnh nhân "City of Hope" đã ngừng điều trị bằng thuốc kháng HIV tên ARV vào tháng 3 năm 2021. Hiện ông ấy đã thuyên giảm cả HIV và bệnh bạch cầu trong hơn một năm.
Hôm thứ Tư, các nhà nghiên cứu ở Tây Ban Nha cũng trình bày thông tin chi tiết về một phụ nữ 59 tuổi, thuộc nhóm hiếm hoi được gọi là "người kiểm soát sau điều trị". Họ có thể duy trì tải lượng vi rút không phát hiện được sau khi ngừng điều trị ARV và cũng cung cấp manh mối cho một phương pháp chữa trị tiềm năng trong tương lai, chủ tích Lewin chia sẻ.
Trước thềm hội nghị IAS bắt đầu, chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV / AIDS (UNAIDS) cũng đã trình bày dữ liệu cho thấy đại dịch COVID-19 đã làm "trật bánh" như thế nào các nỗ lực toàn cầu để giải quyết HIV, bao gồm cả sự đảo ngược tiến bộ ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo Indiatoday