Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều mà người bệnh cần quan tâm hàng đầu. Bởi các thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể hàng ngày quyết định rất lớn đến việc khỏe lên hay yếu đi của xương khớp.
Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người trung niên, người già và người lao động nặng. Căn bệnh này gây ra nhiều phiền toái, khiến cho đời sống sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Đây là tình trạng đáng báo động.
Biện pháp hiệu quả nhất để làm giảm tình trạng này chính là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể kết hợp với việc vận động hàng ngày. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề thoái hóa khớp gối nên ăn gì để xây dựng thực đơn cho phù hợp.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Khớp gối nằm ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày, mặt sau của xương bánh chè và được che phủ bởi sụn khớp. Trong quá trình vận động, khớp được trượt trên bề mặt của các sụn, để chúng ta có thể di chuyển một cách dễ dàng.
Khớp gối cũng là một khớp rất quan trọng, chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất so với các khớp khác. Chính vì vậy, khớp gối dễ bị thoái hóa loạn dưỡng. Biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp, khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ ít bị các cơn đau hành hạ, bởi dịch trong khớp chưa bị ảnh hưởng cũng như chưa bị tổn thương nhiều. Càng về sau, khớp bị thoái hóa mạnh, dịch khớp ngày càng kém, lúc này độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, kéo theo tình trạng hẹp khe khớp, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp gối.
Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối không chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi, do tuổi tác, mà còn do đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè… Ngoài ra, bệnh thoái hóa khớp gối còn do sự bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương ở khớp gối bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm gây ra.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, nhanh chóng giảm viêm giảm sưng và cải thiện một số triệu chứng khó chịu do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra, bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ dinh dưỡng của mình:
Cá – Bổ sung lượng lớn omega - 3 cho người bệnh thoái hóa khớp gối
Cá là một trong những thực phẩm tốt cho người bị bệnh thoái hóa xương khớp, có khả năng thúc đẩy quá trình nâng cao sức khỏe tổng thể, sức khỏe xương khớp. Đồng thời giúp tình trạng viêm, sưng và đau nhức được cải thiện. Bởi cá chứa một lượng lớn axit omega 3. Chất này đã được các nhà khoa học chứng minh có khả năng chống viêm rất mạnh.
Do đó, các chuyên gia khuyên khi bị bệnh thoái hóa khớp ở tuổi già, bạn nên ăn các loại cá như: cá ngừ, cá thu, cá mòi… tối thiểu 1 lần/tuần. Nếu bạn không thích ăn cá thì nên bổ sung omega 3 từ những sản phẩm dạng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Rau màu xanh đậm - Cải thiện thoái hóa khớp gối
Trong các món ăn chữa thoái hóa khớp, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua các món rau bina luộc, bông cải xanh xào… Đây là những món ăn chứa nhiều vitamin D, Canxi giúp hệ cơ xương khớp trở nên chắc khỏe hơn đồng thời chống nhiễm trùng và cải thiện hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy, chế độ ăn cho người thoái hóa khớp luôn cần được bổ sung các loại rau xanh này.
Cụ thể, không chỉ chứa nhiều Canxi, vitamin D, rau bina còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và những hợp chất có lợi cho sự phát triển và nâng cao sức khỏe của hệ cơ xương khớp, có khả năng xoa dịu cơn đau, làm giảm sưng, giảm viêm do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra. Còn bông cải xanh, chứa một chất có lợi đó là Sulforaphane có khả năng làm giảm tần suất xuất hiện của những cơn đau nhức, bên cạnh đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, chất này còn có khả năng ức chế quá trình sản xuất chất gây viêm tại chỗ, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và những triệu chứng khó chịu đi kèm.
Sữa – Cung cấp lượng lớn Canxi tốt cho xương khớp
Canxi và vitamin D là những dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động, thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao sự chắc khỏe của hệ cơ xương khớp. Cách để bổ sung những dưỡng chất này một cách đơn giản và dễ dàng nhất đó là uống sữa và sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa. Ngoài ra, trong sữa cũng chứa một lượng lớn protein có khả năng thúc đẩy quá trình xây dựng cơ bắp và rất tốt cho xương. Tuy nhiên, để hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối và duy trì cân nặng hợp lý, người bệnh nên lựa chọn những loại sữa ít béo.
Ngoài ra, gừng, tỏi, các loại quả mọng như kỷ tử, dâu tây, nho, việt quất, dâu đen… cũng là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin E, canxi, magie, quercetin, rutin… không chỉ tốt cho sức khỏe xương khớp mà còn giúp nâng cao hệ thống miễn dịch của con người.
Đau khớp gối kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp, giúp nâng cao hệ thống miễn dịch thì người bệnh cũng cần kiêng một số loại thực phẩm sau đây để không cản trở quá trình điều trị, cũng như tránh làm cho tình trạng viêm, đau nhức xương khớp, sưng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đường và thực phẩm chứa nhiều đường
Đường và những loại thực phẩm chứa nhiều đường có khả năng giải phóng Cytokine - chất có khả năng tác động, làm nặng hơn tình trạng sưng và viêm ở các khớp. Chính vì vậy, khi bị thoái khớp gối bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa đường tổng hợp như cà phê, nước ngọt, soda, trà, nước ép trái cây. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các có vị ngọt tự nhiên như mật ong nguyên chất hoặc siro trái cây.
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Những thực phẩm chứa chất béo bão hòa như: lòng đỏ trứng, thức ăn nhanh, thịt đỏ, pizza… có khả năng làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của tình trạng sưng, viêm khớp gối. Hơn nữa những thực phẩm này còn có khả năng khiến người bệnh bị tăng cân mất kiểm soát khiến xương, khớp và đĩa đệm chịu nhiều áp lực hơn, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn các loại thực phẩm chiên như: Khoai tây chiên, khoai lang chiên, bánh rán… những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa khiến tình trạng thoái hóa của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, những thực phẩm chiên có khả năng tạo ra những phản ứng hóa học không tốt, làm tăng lượng Cholesterol xấu bên trong cơ thể.
Thực phẩm chứa chất bảo quản
Những thực phẩm chứa chất bảo quản như đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn có thể tác động và gây nên những hậu quả xấu không chỉ đối với sức khỏe xương khớp và còn đối với sức khỏe tổng thể, có thể khiến cho tình trạng viêm và đau nhức xương khớp tiến triển xấu hơn. Chính vì vậy, đây cũng là những loại thực phẩm bạn cần loại ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh thoái hóa xương khớp.
>>> Xem thêm:
- Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối và cách chữa trị
Thoái hóa khớp gối nên làm gì?
Khi bị thoái hóa khớp gối, không chỉ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục đều đặn và đúng cách, tập luyện các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh, đột ngột. Đồng thời, kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.
Với những anh chị em làm văn phòng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cơ và khớp bị mỏi. Bên cạnh đó cần xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều. Đặc biệt đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ và chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh lý xương khớp.
Hy vọng với những thông tin trên đây phần nào đã giúp các bạn biết được thoái hóa khớp gối nên ăn gì để giảm đau, hỗ trợ điều trị hiệu quả, để có cuộc sống khỏe mạnh, an vui tận hưởng tuổi già.