Khi gia đình đưa đi cấp cứu, bé sơ sinh 11 ngày tuổi ở Cao Bằng đang trong tình trạng sốt cao, quấy khóc, da toàn thân vàng đậm, khó thở.
- Điều gì xảy ra khi lười vận động và tập thể dục?
- Nguyên tắc "3 phút vàng" tốt cho sức khỏe, cả đời không lo bệnh tật
Theo VTVNews đưa tin, gia đình bé cho biết bé sinh ra tại bệnh viện viện huyện, sau khi ra viện về nhà, bé được tắm bằng nước lá cây đun sôi theo dân gian vài lần. Thế nhưng cách ngày vào viện 3 ngày, bé bắt đầu quấy khóc, da toàn thân vàng đậm màu, khó thở, bụng chướng căng nên gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Các Bác sĩ tiến hành thăm khám và làm xét nghiệm cho biết bé bị Viêm ruột/Nhiễm khuẩn huyết. Nhưng vì tình trạng rất nặng nên đã được chuyển tuyến Trung ương để điều trị tiếp.
Đối với tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ cho biết, vàng da là hiện tượng hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Có 2 loại vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý có thể ở mức độ nhẹ, với trẻ đủ tháng, bình thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, và thường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non tháng.
Vàng da bệnh lý
Vàng da là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh. Đặc biệt, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt.
Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật,... Xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng hơn bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh, khá nguy hiểm cho trẻ.
Dấu hiệu trẻ bị vàng da cần đi khám
Khi trẻ có một trong số các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị vàng da kịp thời.
- Vàng da xuất hiện sớm trước 24 giờ sau sinh.
- Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Vàng da kéo dài trên 1 tuần tuổi đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
- Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu,...
Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường nếu quan sát ở nơi có đủ ánh sáng. Các mẹ có thể thường xuyên quan sát màu da toàn thân của con ở nơi có ánh sáng tốt. Khi thấy trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.