Dù ăn nhiều như nào thì bạn vẫn luôn cảm thấy đói?! Câu trả lời chi tiết sẽ có ở ngay bài viết dưới đây!
- 7 triệu chứng phổ biến của cơn đau rụng trứng và cách giảm bớt những cơn đau khó chịu này!
- 12 dấu hiệu bạn đang gặp khủng hoảng tuổi trung niên!
Nội dung bài viết
Đói - đó là một phản ứng hữu ích, hoàn toàn cần thiết của con người. Nó giữ cho bộ não của bạn hoạt động, xây dựng cơ bắp và cho phép bạn hồi phục sau những cuộc phiêu lưu thể chất tuyệt vời như chèo thuyền kayak, đi bộ đường dài hoặc đi bộ quanh đường đua. Và vâng, đó cũng là thứ buộc bạn phải đứng dậy khỏi chiếc máy tính mà bạn đã dán mắt vào trong bốn giờ qua.
Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra khi, cho dù bạn ăn bao nhiêu, bạn dường như luôn đói? Giả sử bạn không phải mang thai hay trong giai đoạn cho con bú - hai điều mà bạn đã biết chắc chắn có thể làm tăng cảm giác thèm ăn - thì đây là một số lý do phổ biến nhất khiến bạn lúc nào cũng thấy đói. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay thôi nào!
Những nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đói
Bạn không ăn đủ chất đạm (Protein)
Natalie Allen, R.D., giảng viên khoa học y sinh tại Đại học bang Missouri, cho biết các chuyên gia đã nói với bạn điều này trong nhiều năm nay - protein là chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng để duy trì sức khỏe và nó mang lại cho bạn cảm giác no.
Bạn nên ăn bao nhiêu mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng và lối sống của bạn, nhưng cách thông minh là thử kết hợp một ít vào mỗi bữa ăn. Một mẹo nhỏ đơn giản cho bạn? Là hãy biết cách kết hợp những nguồn dinh dưỡng bạn đang có. Summer Yule - một chuyên gia truyền thông dinh dưỡng ở Connecticut đã gợi ý: Thay vì chỉ ăn bánh quy giòn làm từ bột mì tinh chế, hãy kết hợp nó với pho mát chứa nhiều protein (hoặc tốt hơn là thay vào đó, hãy lấy bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt). Còn bạn là team yêu trái cây? Đã đến mùa táo, vì vậy hãy cắt một miếng và phết một ít bơ đậu phộng để có bộ ba protein, chất béo lành mạnh và chất xơ nhé.
Bạn không nhận được đủ chất xơ
Nói về chất xơ, đó là một chất dinh dưỡng gây no khác có thể khiến bạn dễ bị ăn vặt nếu không được nạp đủ. Bởi thực phẩm không có nhiều chất xơ sẽ di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn một cách nhanh chóng, từ đó khiến bạn đói ngay sau khi ăn. Chính vì vậy, hãy thử kết hợp nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt để có hàm lượng chất xơ cao.
Các bữa ăn của bạn quá cách xa nhau
Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng cơn đói liên tục của bạn thực sự có thể là do cơ thể bạn gửi đi những tín hiệu cần thiết rằng đã quá lâu rồi bạn chưa cho nó ăn. Rachel Gilwit, R.D., chuyên gia dinh dưỡng tại UC San Diego Health cho biết, thay vì ăn ba bữa chính, bạn có thể cần một bữa ăn nhẹ nhỏ cứ sau ba đến bốn giờ, tùy thuộc vào lịch ăn uống và mức độ hoạt động của bạn. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn đánh giá tần suất cơ thể cần được nạp nhiên liệu hoặc bạn có thể tự mình thử nghiệm để xem liệu các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn có giúp bạn giảm bớt cơn đói hay không.
Bạn đang thiếu ngủ
Có nhiều tài liệu chứng minh rằng việc thiếu ngủ sẽ làm tăng ham muốn ăn uống của chúng ta; Mayo Clinic thậm chí còn liệt kê nó là một yếu tố trong nguy cơ gây béo phì.
Thêm vào đó, bằng một bằng chứng hơi hài hước nhưng hoàn toàn có liên quan, một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Sleep cho thấy rằng việc thiếu ngủ sẽ kích hoạt các phần não giống như cần sa - nghĩa là bạn có thể gặp phải trường hợp thèm ngủ. Vì vậy, nếu những đêm mất ngủ của bạn đang xếp hàng với những cơn đói cồn cào đó, bạn nên đầu tư một chút năng lượng vào một chu kỳ ngủ lành mạnh.
Bạn bị căng thẳng kinh niên
Đúng vậy, căng thẳng lại ập đến. Prudence Hall - giám đốc y tế tại Trung tâm Hall cho biết: Khi chúng ta có mức độ căng thẳng cao, cơ thể chúng ta đang chuẩn bị cho hành động, hoặc là chiến đấu hoặc bỏ chạy. Phản ứng đó của cơ thể cũng có thể làm tăng cảm giác đói ở mọi người, đến mức Phòng khám Cleveland liệt kê sự thèm ăn gia tăng là một trong những triệu chứng của căng thẳng. Chính vì vậy, nếu cơn đói của bạn trùng với giai đoạn căng thẳng trong cuộc sống, hãy giảm bớt sự uể oải và thử những cách giảm căng thẳng nhẹ nhàng nhé.
Bạn không kiểm soát được bệnh tiểu đường của mình
Gilwit cho biết, khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát, cơ thể bạn có thể gặp khó khăn trong việc đưa lượng đường trong máu - hoặc năng lượng - đến các bộ phận cơ thể cần nó. Cô giải thích: “Loại đường này về cơ bản không được sử dụng để tạo năng lượng một cách thích hợp và cơ thể tin rằng nó đang đói, vì vậy bạn cảm thấy cần phải ăn nhiều hơn. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn là bước đầu tiên hữu ích để tìm hiểu xem bệnh tiểu đường loại 2 có đáng lo ngại hay không và việc đi khám bác sĩ có thể giúp bạn xác định các bước tiếp theo.
Tuyến giáp của bạn không ổn
Gilwit cho biết: Mặc dù tuyến giáp hoạt động kém có thể gây tăng cân, nhưng tuyến giáp hoạt động quá mức (được chẩn đoán là cường giáp) làm tăng quá trình trao đổi chất của bạn, do đó có thể gây ra cảm giác đói gia tăng. Theo báo cáo của Mayo Clinic, tim đập nhanh, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc, run, đổ mồ hôi, mệt mỏi và sụt cân cũng liên quan đến chứng cường giáp.
Thuốc của bạn có các tác dụng phụ
Khi cơn đói dường như không biết từ đâu đến, hãy kiểm tra tủ thuốc của bạn. Yule nói: “Nhiều loại thuốc theo toa rất phổ biến, chẳng hạn như corticosteroid và một số loại thuốc chống trầm cảm, có tác dụng phụ là tăng cảm giác thèm ăn. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải triệu chứng đặc biệt này, đừng ngại nói với bác sĩ của bạn. Họ có thể giúp đánh giá tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, xem chúng có ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn hay không và liệu bạn có nên thử một đơn thuốc khác hay không.
Trên đây là những nguyên do lý giải cho việc “tại sao bạn luôn cảm thấy đói”. Hy vọng với những thông tin này, các chị em đã có được một câu trả lời ưng ý, và tìm ra giải pháp hợp lý để giải quyết tình trạng sức khỏe này của cơ thể nhé! Chúc bạn luôn khỏe đẹp, xinh tươi mỗi ngày!