Rau dền gai là loại rau mọc hoang quanh vườn, thân bé, thường được dùng để nấu canh. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rau dền gai có tác dụng gì với sức khỏe.
- Ngải cứu có tác dụng gì? Khi sử dụng bạn cần lưu ý những gì?
- Uống nụ vối khô có tác dụng gì? Cách sử dụng nụ vối khô
Nội dung bài viết
- Đặc điểm của rau dền gai
- Rau dền gai có tác dụng gì?
- Các bài thuốc chữa bệnh từ rau dền gai
- Lưu ý khi sử dụng cây dền gai
Có lẽ nhiều người đã không còn lạ lẫm gì với cây rau dền gai. Nhìn qua thì rau dền gai không khác nhiều so với rau dền mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày, điểm đặc biệt ở chỗ là có nhiều gai và dễ mọc, khiến nhiều người nghĩ đó là loại rau dại. Thế nhưng nhiều người không hề biết rằng từ lâu rau dền gai đã là bài thuốc quý của ông bà ta. Ngày nay, người ta ít dùng rau dền gai để ăn, thậm chí còn nhổ bỏ hết. Hãy đọc bài viết sau để biết rau dền gai có tác dụng gì với sức khỏe con người!
Đặc điểm của rau dền gai
Cây rau dền gai là loài cây mọc dại khắp nơi, được phát tán nhờ hạt trên những cụm hoa. Rau dền gai là loài cây thân thảo, nhiều nhánh, không lông nhưng có gai lớn. Lá cây dền gai giống với cây dền ta nhưng lại mọc tốt hơn rất nhiều.
Lá cây mọc thuôn dài, so le, 2 mặt lá không có lông. Hoa mọc thành chùm như những con sâu. Quả dạng hình túi nhọn, có màu đen bóng.
Rau dền gai có tác dụng gì?
Nhiều người thắc mắc không biết công dụng cây rau dền gai là gì, rau dền gai chữa bệnh gì?
Cây dền gai có tính lạnh, vị ngọt và không có chất độc hại, giúp thanh nhiệt, giải độc gan trong những ngày hè oi bức, điều kinh, chữa táo bón, đau khớp,… Bên cạnh đó, dền gai còn chứa các hoạt tốt cho sức khỏe như vitamin, chất xơ và các khoáng chất có lợi. Lá dền gai thường được dùng để nấu canh với mã đề, giúp làm mát cơ thể, bổ máu.
Lá và ngọn non của dền gai có thể dùng để luộc ăn như rau dền ta, dùng để trị phù thũng, bệnh thận, kiết lỵ, điều kinh. Phần trên mặt đất thường được dùng làm thuốc trị bỏng, tiêu viêm mụn nhọt. Lá cây có tính long đờm, trị ho cũng như các bệnh về hô hấp. Hạt có thể dùng để băng bó chỗ gãy xương như hạt cây mào gà. Một số người còn dùng hạt và rễ rau dền gai để trị đau tim.
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau dền gai
Chữa ho có đờm
Đem rửa sạch khoảng 100gr lá và thân cây dền gai rồi giã, vắt lấy nước uống, có tác dụng tiêu đờm. Bên cạnh đó, bạn có thể sắc 50gr dền gai, 20g lá bồng bồng, 20g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, dùng uống 3 lần/ngày.
Chữa sỏi thận
Mã đề có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể. Bạn hãy sắc mã đề, rễ cỏ tranh, đậu đen, kìm tiền thảo (mỗi thứ 12gr) và vỏ bí đao, uống trong 10 ngày.
Chữa u độc, mụn nhọt
Rửa sạch rễ cây dền gai, để ráo rồi giã nát. Dùng cả bã đắp lên vết mụn mỗi ngày 2-3 lần, giúp vết mụn nhanh gom cồi, tự vỡ ra.
Chữa bỏng nhẹ
Rửa sạch thân và lá dền gai, sau đó giã nát, dùng cả nước và bã đắp lên vết bỏng, giúp xoa dịu cơn đau và tránh để lại thâm sẹo.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa
Rửa sạch lá và thân dền gai rồi giã nát cùng lá hẹ và rau sam. Dùng bã và nước đắp lên vùng da bị mẩn ngứa mỗi ngày 2-3 lần. Chỉ sau 1 đêm, tình trạng này sẽ cải thiện.
Chữa trật khớp, máu bầm
Rửa sạch cả cây dền gai, cả gốc và rễ rồi băm nhỏ, để ráo, đem sao vàng rồi nấu với nước. Dùng uống dần trong ngày.
Chữa viêm họng
Rửa sạch thân và lá cây rau dền với lượng vừa đủ, thêm vài hạt muối, 1-3 lát gừng tươi rồi nhai nát, nuốt nước dần dần. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần.
Trị chứng thiếu sữa ở phụ nữ
Dùng lá dền gai, đọt dền gai, tước bỏ gai rồi luộc cùng rau ngò thơm để ăn cơm, giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tự nhiên, an toàn.
Chữa rắn cắn
Dùng 5g hạt rau dền gai, 0,5g phèn chua giã nát, chia làm 2 phần, một phần để uống bằng cách chiêu với nước ấm hoặc rượu. Phần còn lại đắp lên vết rắn cắn. Ở đây, bạn cần kết hợp với việc hút nọc rắn ở vết cắn.
Chữa thoát vị đĩa đệm, đau lưng
Dùng 30g cây chìa vôi, 20g cỏ xước, 20g tầm gửi, 20 dền gai, 20g lá lốt, 20g cỏ người, sắc cùng 1 lít nước, chờ cô cạn đến khi còn 1 nửa thì uống khoảng 30 phút sữa bữa ăn. Ngày uống 3 lần.
Ngoài các bài thuốc trên, rau dền gai còn được dùng để chữa bướu cổ, chữa tiểu đường, táo bón, nóng sốt, thiếu máu do thiếu sắt, tiểu buốt, đau đầu chóng mắt, viêm bàng quang.
Lưu ý khi sử dụng cây dền gai
- Dùng bao tay hoặc công cụ để cắt bởi gai của cây dền gai khá sắc, cứng như gai cây chanh, mọc chi chít. Cây dền gai nên thu hoạch khi trổ hoa bởi nó chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh.
- Cây dền gai có lượng độc nhẹ, do đó không nên sử dụng lượng lớn trong ngày, tránh tình trạng nôn mửa, táo bón, chóng mặt,…
- Người mắc bệnh lỵ lâu ngày nên cân nhắc trước khi dùng dền gai.
- Phụ nữ đang hành kinh hoặc có thai, cho con bú không nên sử dụng dền gai.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi rau dền gai có tác dụng gì đối với sức khỏe cũng như các bài thuốc chữa bệnh từ rau dền gai. Mong rằng bài viết giúp ích nhiều trong cuộc sống của bạn!