Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thời kỳ mãn kinh càng đến gần thì nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp sẽ tăng lên.
- Bạn có biết: "Chất béo có lợi" giúp giảm cân hiệu quả là chất nào không?
- 3 thói quen ăn uống không lành mạnh khi xem mukbang và cookbang quá 180 phút
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thời kỳ mãn kinh càng đến gần thì nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp sẽ tăng lên. Khi chức năng tuyến giáp suy giảm dễ dẫn đến các triệu chứng bao gồm tăng cân, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và lo lắng. Những điều này thường bị bỏ qua và không chú ý tới nhưng cần hết sức cẩn trọng vì nguy cơ biến chứng như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu não có thể tăng cao nếu không được điều trị trong thời gian dài.
Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Kang Mira Trưởng khoa sức khỏe của bệnh viện Samsung Seoul, Giáo sư Jang Yoo Su, Ryu Seung Ho và nghiên cứu viên Kim Ye Jin thuộc Trung tâm quản lý dữ liệu bệnh viện Gangbuk Samsung đã tiến hành kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Gangbuk Samsung từ năm 2014 đến năm 2018 để điều tra sự liên quan giữa mãn kinh và bệnh suy tuyến giáp. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân loại (STRAW + 10) để phân loại 53.230 phụ nữ trên 40 tuổi theo 4 giai đoạn: tiền mãn kinh (29.444 người), mãn kinh (5.431 người), chuyển tiếp hậu mãn kinh (4.325 người) và hậu mãn kinh ( 14.030 người).
Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ mắc bệnh suy giảm chức năng tuyến giáp sau mãn kinh đã tăng đáng kể từ giai đoạn sau khi mãn kinh. So với giai đoạn tiền mãn kinh, số trường hợp suy tuyến giáp không có triệu chứng tăng 1,2 lần so với giai đoạn chuyển tiếp hậu mãn kinh và số trường hợp suy giáp do tình trạng thiếu hormone tuyến giáp nặng tăng lên 1,6 lần. Mối liên quan được quan sát một cách nhất quán ngay cả khi tính đến các tác động trình độ học vấn, tình trạng hút thuốc, uống rượu, hoạt động thể chất, tuổi dậy thì và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Giáo sư Kang Mira, người đứng đầu nghiên cứu cho biết "Theo hướng dẫn y tế việc xét nghiệm chức năng tuyến giáp nói chung không được khuyến khích ở phụ nữ không mang thai dưới 60 tuổi không có triệu chứng. Như đã thấy trong nghiên cứu này, tỷ lệ suy giáp ở phụ nữ sau mãn kinh tăng lên so với trước khi mãn kinh, nhưng nó dễ bị bỏ qua và việc điều trị có thể bị trì hoãn. Do đó, phụ nữ hậu mãn kinh cần được chăm sóc tích cực thông qua các xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường xuyên".
Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên số mới nhất của 'THYROID', một tạp chí học thuật quốc tế của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ.
(Theo Chosun)