Hiện tượng nổi mụn ở mặt không đơn thuần là mụn thông thường. Trong một số trường hợp, mụn báo hiệu một vấn đề sức khỏe nào đó. Cùng tìm hiệu các vị trí mụn trên mặt và dấu hiệu bệnh tật liên quan trong bài viết sau.
Vị trí mọc mụn trên khuôn mặt ít được ai chú ý tới. Mọi người chỉ nghĩ đơn giản đó là mụn và cần sử dụng các biện pháp thiên nhiên để xóa mụn là được chứ không cần hiểu rõ căn nguyên gây ra mụn. Một số tác nhân bên ngoài khiến mụn xuất hiện trên da như bụi bẩn, dị ứng mỹ phẩm,...
Mặt khác, những thay đổi bên trong cơ thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, cũng khiến cho tình trạng mụn kéo dài. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những vị trí mụn trên mặt và dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm đang ẩn sâu bên trong.
Vị trí mụn và cách chữa
Hãy cùng xem chúng tôi xem vị trí mụn trên mặt và dấu hiệu bệnh tật hay vị trí mụn trứng cá, giải mã vị trí mụn trên cơ thể để xác định được nguồn gốc gây ra mụn cũng như biện pháp điều trị phù hợp.
Mụn ở vùng trán
Mụn thường xuất hiện ở vùng trán do bạn để tóc mái quá dài khiến lỗ chân lông vùng trán bị bít tắc, hoặc bạn không chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da này. Hơn thế nữa, nếu mụn mọc đột ngột ở trán, dày đặc, chi chít thì đây có thể đây là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt hệ tiêu hóa kém và đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. Bạn nên chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, chọn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cà chua, táo, chanh, trà xanh,... để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị mụn.
Mụn xuất hiện ở hai bên má
Mụn xuất hiện nhiều hai bên má, đặc biệt là má bên phải, báo hiệu phổi của bạn đang gặp vấn đề. Hãy theo dõi các biểu hiện kèm theo mụn như ho, đau họng, nghẹt mũi,...Trong trường hợp này, việc cần làm là:
- Bổ sung các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng như táo, cà chua, cá, trứng,...
- Hạn chế các loại thức ăn đồ uống chứa chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,....
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm từ thịt và bơ.
Ngược lại, nếu mụn tập trung ở má trái, đây có thể là biểu hiện bệnh lý liên quan đến gan và túi mật, cụ thể là chức năng gan bị suy giảm, túi mật bị viêm nhiễm hoặc kết sỏi,... Để khắc phục tình trạng này, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thay thế bằng rau xanh, giúp cơ thể bài tiết và thải độc tốt hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý vệ sinh các vật dụng hay tiếp xúc với vùng má như gối ngủ, khẩu trang, khăn mặt, điện thoại di động,... giúp các vi khuẩn tránh xa và hỗ trợ giảm mụn hiệu quả.
Mụn mọc vùng mũi
Mụn mọc trên mũi chứng tỏ bạn có thể đang gặp vấn đề về tim mạch như căng thẳng, huyết áp cao,... và một số vấn đề về hệ sinh sản, nhất là buồng trứng.
Cholesterol cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim và mạch máu. Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ làm tăng mỡ máu, gây ra đau tim và đột quỵ. Thay vào đó là chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và vitamin khoáng chất. Đồng thời, thường xuyên sử dụng trà thảo dược để giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc.
Mụn mọc phía trên lông mày
Mụn mọc phía trên lông mày hay chân mày báo hiệu rằng có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về thần kinh, chủ yếu là do sự lo âu, suy nghĩ và trầm cảm kéo dài.
Hãy thư giãn, thả lỏng cơ thể, cố gắng ngủ đủ giấc, sâu và thực hiện các bài tập yoga, thể dục để tinh thần thoải mái hơn. Đặc biệt, bạn cũng không thể thiếu một chế độ ăn uống lành mạnh tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp đánh bay mụn.
Mụn ở vùng cằm
Nếu mụn trứng cá xuất hiện nhiều và dày đặc ở cằm, có thể là do cơ thể của bạn đang dư thừa hormone androgen nam, trong đó bao gồm cả testosterone. Chúng kích thích tuyến dầu hoạt động quá mức và lỗ chân lông bị bít tắc, khiến mụn sinh sôi nảy nở.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy tránh xa những đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, các chất kích thích và thuốc lá để nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng trở lại.
Mụn mọc ở rìa xung quanh khuôn mặt
Mụn xuất hiện nhiều ở hai bên rìa của khuôn mặt có thể do nội tiết tố thay đổi hoặc tác dụng phụ của mỹ phẩm gây ra. Bạn có thể đến gặp bác sĩ và xem nguyên nhân, nếu chắc chắn không phải do nội tiết tố, thì hãy thay đổi các sản phẩm chăm sóc da mà bạn đang dùng, kết hợp các phương pháp làm đẹp bằng tự nhiên, theo dõi sự chuyển biến tích cực của làn da.
Mụn mọc ở vùng miệng
Nếu mụn mọc ở vùng miệng, môi kéo dài, chứng tỏ bạn đã mắc một số bệnh liên quan đến dạ dày và ruột non. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn ăn quá nhiều thức ăn nhanh, táo bón,... Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thay đổi chế độ ăn, thêm nhiều rau xanh, củ quả và ngũ cốc,...
Mụn mọc ở tai
Mụn mọc ở tai có thể là do thận đang có vấn đề. Nguyên nhân bao gồm việc bạn uống ít nước, sử dụng nhiều muối hoặc cà phê. Do đó, biện pháp khắc phục ở đây là hãy rèn luyện thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế những thực phẩm mặn, cà phê, từ đó giúp thận khỏe mạnh hơn.
Mong rằng, bài viết trên đã giúp bạn biết được các vị trí mụn trên mặt và dấu hiệu bệnh tật liên quan, để từ đó có biện pháp phòng tránh cũng như khắc phục phù hợp. Hãy luôn thư giãn, nghỉ ngơi và duy trì một chế độ ăn uống khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh để cơ thể luôn khỏe và mụn không còn là nỗi lo.