Những kinh nghiệm phòng tránh và cách sơ cứu tai nạn thường gặp khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ

Sức khỏe 02/09/2024 11:16

Trong dịp nghỉ lễ dài ngày, các gia đình thường chọn đi du lịch để thay đổi không khí sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, điều lo lắng của bố mẹ khi đi du lịch là sự an toàn của trẻ.

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho chuyến du lịch

Trước khi đi du lịch, cha mẹ lên chi tiết các kế hoạch được thực hiện trong chuyến đi. Cha mẹ lên danh sách những đồ dùng cần mang theo như: Giấy tờ tùy thân (giấy khai sinh nếu đi bằng máy bay, thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh để bác sĩ có thể biết được tiền sử của bé nếu chẳng may bé gặp vấn đề về sức khỏe), quần áo, dụng cụ y tế (thuốc hạ sốt, thuốc đi ngoài, thuốc dị ứng, băng dán vết thương...), sạc điện thoại dự phòng...

Với đồ dùng cá nhân của trẻ, những vật dụng như bỉm, bình sữa, sữa, nước nên đựng ở túi riêng để dùng cho bé khi nghỉ dọc đường.

Nếu đi du lịch bằng ô tô vào buổi tối, nên dán miếng phản quang để đi đường được an toàn hơn.

Những kinh nghiệm phòng tránh và cách sơ cứu tai nạn thường gặp khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ - Ảnh 1

Những điều cần lưu ý với trẻ khi đi du lịch

Cha mẹ nên chia sẻ với trẻ về địa điểm gia đình sẽ đến du lịch. Những đặc điểm nổi bật ở đó để trẻ có thể hình dung và thấy hào hứng khi đi.

Dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ: Trẻ con rất hiếu động, đôi khi mải chơi đùa trẻ có thể bị lạc gia đình hoặc đoàn đi. Vì vậy, cần dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ để phòng khi bị lạc, trẻ có thể nhờ người bản địa hoặc những người tin tưởng như công an, bảo vệ giúp đỡ.

Cha mẹ cũng có thể ghi thông tin của mình (tên, số điện thoại, địa chỉ nhà) trên mảnh giấy và cho vào ba lô cùng đồ cá nhân của trẻ để trẻ đeo. Những thông tin trên sẽ giúp trẻ dễ dàng tìm được bố mẹ nếu chẳng may bị lạc.

Dạy trẻ không nhận đồ từ người lạ: Đi du lịch thường đến những nơi lạ, ở đó có nhiều người từ các nơi khác nhau. Vì vậy, cần dạy cho trẻ biết cách bảo vệ bản thân, phòng trường hợp những kẻ bắt cóc có ý định xấu. Dạy trẻ không nhận bất kỳ đồ vật nào từ người lạ, hạn chế tiếp xúc với người lạ.

Phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ khi đi du lịch

Khi cho trẻ tắm biển, cần trang bị cho bé những dụng cụ an toàn như phao bơi, áo phao, dặn bé không bơi chỗ cấm, không bơi ra xa khi không có người lớn bơi cùng. Đặc biệt, trẻ cần tránh dòng chảy xa bờ. Dòng chảy xa bờ là dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Nơi có dòng chảy xa bờ thường là vùng nước lặng, hầu như không có sóng. Đây là dòng chảy rất nguy hiểm, kể cả với người lớn biết bơi, bởi dòng chảy này sẽ kéo người ra xa bờ. Người bị kéo ra dễ bị kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy này.

Nên mặc đồ bơi kín đáo cho trẻ. Khi tắm xong lên bờ không nên để trẻ vẫn mặc đồ ướt chạy chơi trên cát. Tốt nhất hãy lau khô người, thay đồ khô cho bé.

Ngoài ra, nên dùng nước ngọt xối rửa thật kỹ cho trẻ sau khi tắm biển. Chất muối đọng lại trên da sẽ làm cho da trẻ bị khô. Sau khi tắm, nên nhỏ mắt cho bé bằng nước muối sinh lý để giảm tác dụng kích thích của nước biển.

Tuyệt đối không cho trẻ tắm biển giữa trưa, chơi đùa trên cát vào thời điểm nóng đỉnh điểm từ 11h trưa đến 3h chiều.

Những kinh nghiệm phòng tránh và cách sơ cứu tai nạn thường gặp khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ - Ảnh 2

Tai nạn ngã gây chấn thương phần mềm, bong gân, gẫy xương

Khi trẻ bị chấn thương phần mềm (vết bầm tím, sưng) cần đắp khăn nhúng nước lạnh hoặc bọc đá lạnh lên vết thương. Nếu vết thương hở hoặc chảy máu cần rửa bằng nước sạch hoặc dung dịch rửa vết thương, băng sạch để chống nhiễm trùng hoặc băng ép để cầm máu.

Trường hợp trẻ bị bong gân, nên lột bỏ những vật gây chèn ép chỗ sưng như giầy, tất. Nâng khớp xương bị chấn thương trong tư thế dễ chịu nhất cho nạn nhân, đắp lên khớp xương một khăn nhúng nước lạnh hoặc khăn bọc đá để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn một lớp bông ở xung quanh khớp xương bị bong gân và quấn băng đủ chặt để cố định.

Nếu cảm giác trẻ bị gẫy xương, trật khớp (trẻ bị đau chói, mất cử động hoặc cử động bất thường), gia đình nên kiểm tra xem nạn nhân có bị choáng hoặc bất tỉnh không? Không nên di chuyển nạn nhân nếu có dấu hiệu gẫy xương hay gẫy cột sống cổ và gọi ngay cấp cứu để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Để đề phòng trẻ bị tai nạn do ngã, các gia đình nên lưu ý trẻ em ở tuổi nhũ nhi luôn phải có người lớn bên cạnh trông nom. Trẻ lớn hơn không nên cho leo trèo, chạy nhảy gần bờ tường, đống gạch, cột điện. Với các gia đình xây nhà tầng, cửa sổ không có chấn song rất nguy hiểm cho trẻ, nên làm cửa chắn cầu thang ở đầu cầu thang và ban công, cầu thang luôn phải có lan can, tay vịn.

Những kinh nghiệm phòng tránh và cách sơ cứu tai nạn thường gặp khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ - Ảnh 3

Tai nạn do bỏng

Khi trẻ bị bỏng, cần phải ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, sạch càng sớm càng tốt trong vòng 20 phút nhằm hạ nhiệt tại nơi bị bỏng. Nếu trẻ bị bỏng hóa chất thì cần phải dội nước mát, sạch nhiều lần để loại trừ hết hóa chất còn bám trên cơ thể.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị bỏng do hóa chất khô thì lại tuyệt đối không được dùng nước dội rửa mà cần phải nhanh chóng lấy hóa chất khô ra khỏi cơ thể làm sao tránh hóa chất tiếp xúc với cơ thể trẻ càng ít càng tốt. Với bất cứ loại bỏng nào, cha mẹ cũng cần cởi bỏ quần áo, giầy tất, đồ trang sức…tại vùng trẻ bị bỏng trước khi phần bỏng bị phồng rộp.

Để phòng chống choáng cho bệnh nhân, nên ủ ấm cho trẻ để tránh mất nhiệt, nhất là vào mùa đông và cần phải cho trẻ uống đủ nước. Trong trrường hợp trẻ có dấu hiệu nguy hiểm như: Vết bỏng rộng hơn một bàn tay của nạn nhân, bỏng ở mặt, ở bộ phận sinh dục, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt, chỗ bỏng có mùi, chảy mủ, nạn nhân bất tỉnh hoặc rối loạn tri giác, gia đình cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Năm học mới bắt đầu, Hà Nội phát hiện thêm 17 ổ dịch sốt xuất huyết mới chỉ trong 1 tuần

Trong tuần vừa qua (tính từ 16 đến 22/8), trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 17 ổ dịch sốt xuất huyết mới, tăng so với tuần trước đó.

TIN MỚI NHẤT