Buồn nôn khi đánh răng khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về căn bệnh này.
- Hay buồn nôn khan là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- Nguyên nhân và cách chữa trị chứng buồn nôn đau bụng dưới
Buồn nôn khi đánh răng là một triệu chứng thường gặp, gây ảnh hưởng đến công việc và đời sống thường ngày của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây buồn nôn khi đánh răng như các bệnh về răng miệng, hô hấp hay dạ dày. Tuy không gây nguy hiểm nặng, nhưng nếu bạn gặp tình trạng này thường xuyên thì đây là một vấn đề sức khỏe rất đáng quan ngại, không được chủ quan, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
Buồn nôn khi đánh răng là bị bệnh gì?
Buồn nôn là một phản xạ có lợi cho cơ thể giúp tống các dị vật ra ngoài hoặc giảm đi áp lực trong dạ dày của bạn khi xuất hiện dị vật, cũng có thể buồn nôn xuất hiện do các kích thích ở vòm họng gây ra.
Bạn có cảm giác buồn nôn khi đánh răng buổi sáng hoặc buổi tối trong thời gian dài với tần suất ngày một nhiều thì rất có thể bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe, cần được chẩn đoán và điều trị ở các cơ sở y tế kịp thời.
Các nguyên nhân gây hiện tượng buồn nôn khi đánh răng
- Buồn nôn khi đánh răng có thể bạn mắc một trong các bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, viêm quanh răng, răng số 8 bị lệch, răng sâu… Nếu không chữa trị kịp thời mà để lâu thì tình trạng sẽ ngày một trầm trọng.
- Do các bệnh liên quan tới đường hô hấp, điển hình như viêm tai mũi họng, viêm amidan, viêm xoang… Ngoài ra, có thể kèm thêm các triệu chứng ứ đờm khi ngủ dậy, tắc mũi…
- Do các bệnh lý về dạ dày như các hội chứng viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, trào ngược dịch vị dạ dày khiến người bệnh dễ bị buồn nôn khi đánh răng. Nhiều trường hợp người bệnh dạ dày thấy xuất hiện các dịch vàng, bị ợ hơi thường xuyên, tức ngực, đau nhức vùng thượng vị. Lúc này người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Một số yếu tố nguy cơ khác như: Người thường xuyên hút thuốc lá, nghiện rượu bia, ăn uống không đúng giờ, thất thường, ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, cay nóng sẽ dễ mắc bệnh này. Cũng có trường hợp do người bệnh không phù hợp với các loại kem đánh răng dẫn đến tình trạng buồn nôn khi sử dụng.
Cách chữa buồn nôn khi đánh răng
- Nếu nguyên nhân là do kem đánh răng không phù hợp, bạn có thể đổi loại kem đánh răng khắc phục tình trạng này. Đồng thời khi sử dụng kem đánh răng, chỉ dùng một lượng phù hợp, không nên dùng quá nhiều hoặc quá ít, không nuốt kem đánh răng.
- Cần sử dụng bàn chải mềm phù hợp với khoang miệng, không sử dụng các loại bàn chải không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng. Khi sử dụng, không chải răng quá mạnh, quá nhanh, không đưa bàn chải vào quá sâu trong khoang miệng.
- Khám sức khỏe định kỳ, thăm khám ở các cơ sở y tế và các bác sĩ chuyên khoa khi thấy xuất hiện các triệu chứng về đường tiêu hóa, dạ dày, hô hấp và răng miệng để tầm soát các nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe.
- Giữ lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn chín uống sôi, ăn đủ chất, đúng giờ. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đối với triệu chứng buồn nôn khi đánh răng do các bệnh về hô hấp, răng miệng, thời gian chữa trị sẽ ngắn hơn so với các nguyên nhân do dạ dày.
- Ngoài ra người bệnh có thể chữa chứng buồn nôn khi đánh răng bằng cách kê cao đầu giường khi ngủ bằng một miếng gỗ khoảng 20 cm tại 2 chân giường (đầu giường) để nằm trên một mặt phẳng nghiêng. Cũng có thể mua một chiếc gối nệm có dạng hình tam giác giúp người bệnh nâng cao đầu và thoải dần về phía lưng. Cả hai cách này giúp ngăn chặn chứng trào ngược dạ dày về đêm, khiến dịch đờm không bị ứ đọng tại họng.
Buồn nôn khi đánh răng là một triệu chứng bệnh thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh về thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng như là tín hiệu cảnh báo các bệnh về răng miệng, dạ dày… Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đọc đã có cho mình những kiến thức cần thiết về triệu chứng này, cũng như có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.