Ngủ trong xe ô tô bật điều hoà để tránh nóng: Chuyên gia ô tô cảnh báo cực kỳ nguy hiểm

Sức khỏe 02/06/2023 18:39

Nguyên nhân chính gây tử vong khi ngủ trong ô tô là khí carbon monoxide. Những người ngủ trong ô tô có thể chết vì ngộ độc khí carbon monoxide mà không hề có triệu chứng.

Mới đây, tại thi trấn Trường Sơn, huyện An Lão vừa xảy ra vụ 3 người trong gia đình bị ngạt khi ngủ trong xe ôtô khiến 1 người tử vong, 2 người nhập viện cấp cứu khiến rất nhiều người hoang mang khi không hiểu rõ nguyên nhân.

Ngủ trong ô tô là thói quen của một số người sau khi đi đường dài hoặc tận hưởng cái mát điều hoà trong những ngày nắng nóng. Ngủ trong ô tô đôi khi có vẻ thuận tiện và không bị coi là có hại. Tuy nhiên, thói quen này rất nguy hiểm, kể cả khi động cơ xe vẫn đang chạy.

Ngủ trong xe ô tô bật điều hoà để tránh nóng: Chuyên gia ô tô cảnh báo cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 1
Ngủ trong xe ô tô trong thời gian dài là điều cực kỳ nguy hiểm - Ảnh: Internet

Theo anh Nguyễn Mạnh Thắng (Quản trị viên cộng đồng ô tô +) cho biết, việc ngủ hoặc nghỉ ngơi trong xe ô tô trong thời gian dài là việc vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Đây cũng là thói quen của rất nhiều gia đình, tài xế khi sử dụng ô tô.

"Việc ngủ trong xe ô tô chẳng khác nào ngủ trong một căn phòng hẹp và kín, đồng thời sẽ tồn tại rất nhiều khí độc hại cho sức khỏe. "Anh thắng nói.

Ngủ trong xe ô tô bật điều hoà để tránh nóng: Chuyên gia ô tô cảnh báo cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 2
Anh Nguyễn Mạnh Thắng (Quản trị viên cộng đồng ô tô +) - Ảnh: Internet

Về nguyên nhân gây ngạt khí khi ngủ trong ô tô, anh Thắng giải thích bình thường xe nổ máy, điều hòa mát nên mọi người vào ngủ ngon giấc, sâu hơn và xe hết xăng sẽ tự động tắt máy, một số ít trường hợp gặp trục trặc máy tự tắt. Khi đó, môi trường trong xe kín, oxy cạn kiệt dần và các nạn nhân thiếu oxy lịm đi dẫn tới tử vong. Ngoài ra, khí còn sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu để nổ máy. Thật không may, loại khí này không thể nhìn, ngửi hoặc nghe thấy khi chúng ta hít vào. Những người ngủ trong ô tô có thể chết vì ngộ độc khí carbon monoxide mà không hề có triệu chứng

Quản trị viên của cộng đồng ô tô + cũng cho biết thêm, mặt tích cực của việc đóng kín cửa và lấy gió ngoài giúp xe tiết kiệm nguyên liệu và đề phòng trộm cắp, tuy nhiên lại trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của tài xế cũng như những người phía trong xe. 

Hiện nay, không ít người kéo kín kính và bật máy lạnh để ngủ, việc này là vô cùng nguy hiểm, bởi điều hòa trong xe chỉ làm lạnh không khí trong xe chứ không cân bằng không khí giữa bên trong và ngoài. Khi cảm biến xe nhận thấy tình trạng thiếu hụt dưỡng khí, điều hòa sẽ kích hoạt chế độ lấy gió từ bên ngoài vào để bổ sung không khí. Tuy nhiên, do xe nổ máy nên không khí bên ngoài sẽ bị bao phủ bởi khí carbon monoxide (CO) thải ra từ ống xả. Khí CO thường tiêu tan nhanh chóng ngoài trời nhưng có hại cho sức khỏe con người khi tích tụ trong không gian kín.

Khí CO được hít vào sẽ kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu máu sẽ làm cho hồng cầu bị biến đổi không thể vận chuyển khí oxy tới các tế bào của cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thiếu hụt oxy dẫn đến rơi vào hôn mê hoặc tử vong. Nếu sống thì cũng dễ chịu những di chứng về não bởi não không có oxi trong thời gian dài.

Theo anh Thắng, thực tế đã xảy ra nhiều ca đột tử do ngủ trên xe ô tô, nếu phải nghỉ ngơi trong xe trong trường hợp bất khả kháng, người lái không còn sự lựa chọn, buộc phải chợp mắt để đảm bảo sự tỉnh táo cho hành trình tiếp theo.

"Lưu ý hàng đầu khi ở trong xe là bật điều hòa phải chọn chế độ gió ngoài và mở hé cửa giúp việc lưu thông không khí được tuần hoàn hơn. Đồng thời, tài xế nên lựa chọn nơi thoáng đãng, không khí lưu thông tốt. Đặc biệt nên tránh đỗ xe nơi không gian hẹp, bí khí như:  garage ôtô của gia đình, hầm để xe,… vì ngay cả khi mở hết cửa xe vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ độc khí thải CO từ động cơ." Quản trị viên ô tô + khuyến cáo.

Ngộ độc botulinum: Hai bệnh nhi tiếp tục điều trị nâng đỡ không truyền thêm thuốc giải, 1 bệnh nhi đã hồi phục

Vào chiều 25/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 cùng Bệnh Viện Nhi đồng 2 đã họp bàn chiến lược chữa trị cho 2 bệnh nhi ngộ độc botulinum vẫn đang thở máy. Riêng 1 bệnh nhi đã được xuất hiện và có thể đi lại, hít khí trời bình thường.

TIN MỚI NHẤT