Một nghiên cứu lớn của Thụy Điển đã phát hiện ra một nghịch lý về những người được chẩn đoán mắc chứng sợ hãi quá mức về bệnh hiểm nghèo: Họ có xu hướng chết sớm hơn những người không quá cảnh giác về các vấn đề sức khỏe.
- Nhà nghiên cứu về tuổi thọ có bà cố sống tới 115 tuổi bật mí 4 "bí mật" sống thọ của những người trăm tuổi ở Nhật Bản
- Nghiên cứu phát hiện mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và ung thư tuyến tiền liệt
Một nhóm nghiên cứu tại Viện Karolinska Thụy Điển (KI) cho biết họ thu được những kết quả này thông qua phân tích mối liên hệ giữa chứng rối loạn lo âu bệnh tật và nguy cơ tử vong. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí JAMA Psychiatry của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích 4.129 người được chẩn đoán mắc hypochondria (chứng nghi bệnh) và 41.290 người bình thường có đặc điểm nhân khẩu học phù hợp. Theo kết quả của nghiên cứu, tỷ lệ tử vong chung là 8,5 trên 1.000 người/năm (đơn vị quan sát cho 1.000 người trong 1 năm) ở bệnh nhân mắc chứng hypochondria, cao hơn 5,5 ở nhóm đối chứng. Nguy cơ tử vong do tự tử cao gấp 4 lần ở nhóm bệnh nhân mắc chứng hypochondria. Tuổi tử vong ở nhóm bệnh nhân là 70 tuổi, thấp hơn so với nhóm đối chứng (75 tuổi).
Hypochondria là một loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn gọi là chứng nghi bệnh, khiến một người cảm thấy lo lắng và sợ hãi về tình trạng thể chất của mình, nghĩ rằng họ đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng hơn thực tế. Họ trở nên quá bi quan về các triệu chứng thể chất nhỏ, không tin vào chẩn đoán của bác sĩ, trở nên quá căng thẳng và nếu nỗi sợ bệnh tật trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến trầm cảm - loại căng thẳng mãn tính này làm tăng tỷ lệ tử vong.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Những người mắc chứng nghi bệnh có nguy cơ tử vong cao hơn do nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân không tự nhiên, đặc biệt là tự tử, so với dân số nói chung không mắc chứng nghi bệnh” và nói thêm "Cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để giảm bớt sự hoài nghi cũng như cải thiện việc phát hiện và chẩn đoán những người mắc chứng nghi bệnh".