Theo một nghiên cứu mới, những người hút ít hơn năm điếu thuốc mỗi ngày sẽ gây tổn hại lâu dài cho phổi của họ.
- Thanh Hoá ghi nhận 17 học sinh phản ứng nặng sau tiêm vaccine phòng COVID-19: Xuất hiện triệu chứng sưng đau chỗ tiêm, buồn nôn, chóng mặt
- Thanh Hoá: Thêm 22 học sinh nhập viện theo sau khi tiêm vaccine COVID-19, có 2 em phải chuyển tuyến vì co giật
Chúng ta cho rằng việc hút ít thuốc lá hơn mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng điều lầm tưởng này đã được "lật tẩy" bởi một nghiên cứu mới. Theo nghiên cứu mới, những người hút ít hơn năm điếu thuốc mỗi ngày sẽ gây tổn hại lâu dài cho phổi của họ.
Elizabeth Oelsner, Trợ lý Giáo sư tại Đại học Columbia, Cao đẳng Vagelos, Hoa Kỳ, cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Nhiều người cho rằng hút vài điếu thuốc mỗi ngày không cần quá lo lắng. Song, thực tế là sự khác biệt về chức năng phổi giữa người hút năm điếu thuốc mỗi ngày so với hai bao thuốc mỗi ngày là tương đối nhỏ".
Đối với nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Respiratory Medicine, các nhà nghiên cứu đã xem xét cụ thể chức năng phổi với lượng không khí mà một người có thể hít vào và thở ra ở những người đang hút thuốc và những người đã từng hút thuốc hay không bao giờ hút thuốc.
Chức năng phổi suy giảm một cách tự nhiên theo tuổi tác, cụ thể là bắt đầu từ độ tuổi 20. Đồng thời, việc hút thuốc lá làm tăng tốc độ suy giảm của chức năng phổi. Khi nghiên cứu hơn 25.000 người, các nhà nghiên cứu có thể thấy sự khác biệt về chức năng phổi giữa những người hút thuốc nhẹ (ít hơn 5 điếu mỗi ngày) và những người hút thuốc nặng (hơn 30 điếu mỗi ngày) mà các nghiên cứu khác đã thực hiện và chưa thể phát hiệnra.
Phân tích của họ cho thấy rằng chức năng phổi ở những người hút thuốc lá nhẹ suy giảm với tốc độ nhiều hơn so với những người nghiện thuốc lá nặng hoặc với những người không hút thuốc. Điều này có nghĩa là một người hút thuốc nhẹ có thể mất một lượng chức năng phổi tương đương trong một năm như một người hút thuốc nặng có thể mất trong chín tháng.
Nghiên cứu cũng kiểm tra một giả định, dựa trên một nghiên cứu ở tuổi 40 rằng tốc độ suy giảm dung tích phổi "bình thường trở lại" trong vòng một vài năm sau khi bỏ hút thuốc. Nghiên cứu mới cho thấy dung tích phổi suy giảm ở những người đã từng hút thuốc có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với những người hút thuốc hiện tại, nhưng tỷ lệ này không "bình thường trở lại" trong ít nhất 30 năm.
Theo các nhà nghiên cứu, những người hút thuốc nhẹ có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.