Mẫu xét nghiệm cuống rốn cho độ chính xác cao 100% đối với trường hợp không có quan hệ huyết thống và hơn 99.99999998% đối với trường hợp có quan hệ huyết thống.
- Ngày 19/10: Có 11 ca mắc COVID-19 mới, 5 bệnh nhân đang thở oxy
- 4 bộ phận 'vừa thô, vừa xấu', nhiều phụ nữ chê lại là dấu hiệu khỏe mạnh, ai có được 'sướng hơn tiên'
Theo thông tin đăng tải trên Báo Người Đưa Tin, không ít người mang mẫu đi xét nghiệm ADN với tâm trạng rất hồ hởi, nhưng khi có kết quả cùng huyết thống lại mang khuôn mặt buồn thiu.
Điển hình là trường hợp của anh Thông, giám đốc một doanh nghiệp ở Hà Nội. Dù đã có gia đình nhưng vợ chỉ sinh 3 người con gái, anh đã công khai đi “kiếm con trai”, đặc biệt là sau khi quyết định ly hôn vợ. Sau nhiều lần hẹn hò, cuối cùng anh có tình ý với Hương trong chuyến công tác, và hai người đã quyết định đến với nhau qua 'tình một đêm'.
Thời gian trôi đi, đứa bé con với đã chào đời. Sinh con xong, Hương thông báo cho anh Thông rằng đứa bé là con trai. Anh Thông vội vàng đi thẳng tới viện nhưng trớ trêu thay, người mẹ trẻ giữ khư khư “của quý” của con, không cho anh xem hay sờ vào.
Gần một tháng qua đi, anh Thông chưa thể kiểm chứng được đứa trẻ là trai hay gái. Cũng chính lý do ấy, anh Thông nghĩ rằng: “Không biết có đúng con của mình không?”. Do đó, anh quyết định nói chuyện với Hương, xin cuống rốn của con để sấy khô, giữ bên mình làm kỷ niệm, cho đỡ nhớ nhung khi không thể gặp. Hương không chút do dự, đồng ý ngay.
Mang cuống rốn về Hà Nội, anh Thông lập tức đi xét nghiệm ADN, mục đích chỉ để biết có phải con đẻ của mình hay không. Khi bà Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền (Hà Nội) thông báo kết quả: “Đứa con cùng huyết thống với anh. Tuy nhiên, cháu là con gái, sao anh lại khai là con trai?”. Lúc đó, anh Thông giật mình: “Sao lại là con gái? Trung tâm nhầm mẫu sao?”.
Nghe tâm sự của anh Thông, bà Nga động viên dù không phải con trai nhưng đó vẫn là con anh. Có thể do Hương sợ anh thất vọng nên cố giấu, sau sẽ tìm cách nói với anh. “Con nào cũng là con, đứa bé chắc chắn là con anh rồi, anh nên có trách nhiệm và thương yêu cháu. Đừng vì giận mẹ cháu mà quên mất điều đó, tội nghiệp cho đứa trẻ. Nó hoàn toàn vô tội. Với thời đại này, ai còn quan trọng con trai, con gái nữa. Tôi khuyên anh trước khi đưa ra quyết định thì nên cân nhắc và cần xuất phát từ tình thương dành cho đứa con gái vô tội của anh”.
Mẫu xét nghiệm cuống rốn cho độ chính xác cao 100% đối với trường hợp không có quan hệ huyết thống và hơn 99.99999998% đối với trường hợp có quan hệ huyết thống.
Các cách xét nghiệm ADN
Cũng theo Medlatec, yêu cầu mẫu xét nghiệm ADN và cách lấy mẫu như sau:
- Dùng mẫu máu
Xét nghiệm ADN trên mẫu máu là cách phổ biến nhất hiện nay để kiểm tra huyết thống bởi cách thực hiện đơn giản. ADN trong máu có độ ổn định cao, không bị biến tính do môi trường và kết quả kiểm tra nhanh.
- Dùng mẫu tế bào niêm mạc miệng
Có thể xét nghiệm ADN với mẫu tế bào niêm mạc miệng ở mọi lứa tuổi, thực hiện tại nhà hoặc đến trung tâm y tế. Các bước lấy mẫu như sau:
+ Người lấy mẫu cần hạn chế ăn uống, đặc biệt là không uống sữa, trà, cà phê hay hút thuốc trước khi lấy mẫu từ 4h.
+ Súc sạch miệng, rửa tay 3 lần với nước ấm trước khi lấy mẫu.
+ Dùng tăm bông khử trùng, thu thập tế bào của má trong (niêm mạc miệng), bằng cách quệt đầu bông xoay nhẹ khoảng 30 lần khắp các bề mặt bên trong má.
+ Lấy 3 mẫu tăm bông (3 mẫu tế bào niêm mạc miệng) cho 1 người.
+ Để các mẫu khô tự nhiên trong không khí ít nhất 15 phút, lưu ý giữ sạch, không để đầu bông chạm vật.
+ Bảo quản tăm bông vào bì chứa mẫu, ghi thông tin vào bao bì.
+ Lấy mẫu trên cả 2 người cần thực hiện xét nghiệm quan hệ huyết thống.
+ Gửi mẫu kèm giấy đề nghị phân tích ADN và chờ kết quả.
- Mẫu tóc có chân
Hiệu quả xét nghiệm ADN trên mẫu tóc tương đương các xét nghiệm ADN trên các loại mẫu khác. Xét nghiệm ADN trên mẫu tóc có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng lưu ý không nên dùng với trẻ sơ sinh hoặc tóc quá mỏng, khó nhổ cả chân tóc.
- Mẫu móng tay, chân
- Mẫu nước ối, sinh thiết gai nhau
Xét nghiệm ADN xác định huyết thống này không được khuyến khích, bởi việc chọc thu mẫu nước ối hoặc sinh thiết gai nhau có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, thường chỉ trong trường hợp đặc biệt, như cần xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh, bác sỹ mới cấp phép chọc ối.
Việc chọc ối lấy mẫu ADN thai nhi có thể thực hiện khi thai đạt tối thiểu 15 tuần tuổi, cần ít nhất từ 2 - 5ml nước ối để xét nghiệm.
Những trường hợp đau lòng khác
Theo chị Nguyễn Thị Hải Yến (39 tuổi, nhân viên phòng lấy mẫu) chia sẻ trên Báo Dân Trí, có hàng trăm trường hợp khách hàng tự mình đưa con đi xét nghiệm ADN. Có gia đình cả 6 người con đã trưởng thành cũng theo bố và người thân đến trung tâm để lấy mẫu.
Nếu các mẫu ADN của con và bố khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác có quan hệ huyết thống đạt tới 99,99999%. Ngược lại, nếu hai mẫu ADN không khớp với nhau từ 2 gen trở lên thì khả năng người đàn ông là cha của đứa trẻ là 0%.
Theo nữ nhân viên này, trường hợp của khách hàng tên Lộc đã nhiều lần giải thích cho mẹ rằng hai vợ chồng anh yêu thương nhau, vợ anh chung thủy và tuyệt đối không có chuyện tư tình.
Anh Lộc quyết định cùng mẹ đến trung tâm để tìm bằng chứng khẳng định chắc chắn những gì mình nói là đúng. Khi mở kết quả ra, anh Lộc sững người vì cả hai bé gái đều không phải con anh. Anh bật khóc ngay tại trung tâm vì quá sốc.
Mẫu tóc của bố có tên, còn 4 mẫu tóc của con ký hiệu là A, B, C, D. Kết quả xét nghiệm cho thấy 5 người không hề có quan hệ huyết thống với nhau. Vì vẫn không muốn tin đó là sự thực nên anh chấp nhận mất tiền, xác nhận lại một lần nữa cho chắc. Anh lấy mẫu tóc của hai con ký hiệu là B và C, cùng mẫu tóc của hai cháu ký hiệu là A và D.
Mẫu tóc người bố chính là của anh ấy. Kết quả, cả bốn đứa trẻ không phải là con anh. Điều này đương nhiên đúng vì kết quả của B và C giống như hôm trước, còn A và D chỉ là cháu, không phải con. Đến lúc ấy, anh Lộc mới chấp nhận sự thật.