Hầu hết ai trong chúng ta cũng trải qua quá trình mọc răng khôn. Trên thực tế, loại răng này không mang chức năng nhai nuốt cũng như mặt thẩm mỹ. Vậy có nên nhổ răng khôn hàm dưới? Việc nhổ răng khôn hàm dưới có gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày?
- Ghi chú những lưu ý trong chế độ ăn cho người suy thận
- Tìm hiểu về chế độ ăn cho người nhịp tim chậm
Răng khôn là loại răng như thế nào?
Thực tế răng khôn là tên thường dùng để chỉ răng hàm mọc ở vị trí cuối cùng mỗi bên hàm, hay còn có tên gọi khác là răng số 8. Loại răng này không xuất hiện khi còn nhỏ mà mọc ở độ tuổi trưởng thành ở độ tuổi từ 16 - 35 tuổi.
Nhiều người thắc mắc liệu nhổ răng khôn hàm dưới nên hay không? hay nhổ răng khôn hàm dưới có ảnh hưởng gì không? Trên thực tế, răng khôn là răng mọc cuối cùng, khi vòm miệng của mỗi người trong chúng ta thường không đủ chỗ trống để mọc như bình thường. Do vậy, khi răng khôn bị mọc lệch và xô lấn nhau, chen chúc với những răng khác sẽ dẫn đến tình trạng sưng, viêm. Nhiều trường hợp răng mọc ngầm, lệch nếu không can thiệp kịp thời sẽ bị sưng tấy, gây sâu, hôi miệng.
Có nên nhổ bỏ răng khôn?
Trường hợp nên nhổ bỏ răng khôn
Một trong những lý do nên nhổ răng khôn là do răng thường mọc những vị trí không thuận lợi, khi xương hàm hết chỗ nhưng răng khôn lại nằm sâu trong hàm sẽ khiến vệ sinh khó, từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tăng nguy cơ sâu răng. Có nhiều trường hợp không nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch, không chữa trị gây nhiễm trùng sang những vùng răng xung quanh. Vì thế, cần nhổ răng khôn hàm dưới bị sâu khi thấy răng gây biến chứng đau, nhiễm trùng, làm ảnh hưởng các răng lân cận.
Khi răng chưa gây ra biến chứng nhưng lại có những khe giắt thức ăn ngay giữa răng khôn, răng bên cạnh, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh thì c nên nhổ để ngừa biến chứng.
Nếu trường hợp răng khôn mọc thẳng và đủ chỗ, không bị xương, nướu cản trở nhưng lại không có răng ở đối diện ăn khớp, làm răng khôn dài, tạo bậc thang giữa răng, làm nhồi nhét thức ăn, gây lở loét nướu, hàm cũng nên nhổ bỏ.
Răng khôn nếu mọc thẳng, không bị cản trở nhưng có hình dạng bất thường, nhỏ, nhồi nhét thức ăn vào răng bên cạnh, có thể gây sâu răng, viêm nha chu đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ. Ngoài ra những trường hợp răng khôn bị nha chu, mọc lệch.. thì nên nhổ bỏ.
Trường hợp không nên nhổ
Dù răng khôn không mang đến lợi ích gì, đôi khi còn gây hại nhưng không phải trường hợp nào cũng phải nhổ. Có thể giữ răng khôn với những trường hợp dưới đây:
- Răng mọc thẳng, không kẹt với mô xương, nướu và không gây ra biến chứng.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính: tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu,...
- Răng khôn liên quan đến một vài cấu trúc quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,...
Răng khôn có thể biến chứng như thế nào?
Nếu răng có hiện tượng mọc lệch, ngầm, nếu không nhổ răng khôn hàm dưới có thể gây ra những biến chứng như?
Nhiễm khuẩn và viêm lợi trùm
Răng khôn mọc lệch, ngầm gây sưng đau, nhiễm trùng. Răng khi bị nướu trùm lên hay mọc ngầm trong xương hàm sẽ khiến cho thức ăn, vi khuẩn giắt túi nướu gây ra viêm lợi trùm và có mủ, viêm chân răng cấp. Thậm chí, có những trường hợp viêm răng khôn gây tử vong do bị nhiễm trùng máu.
U nang ở xương hàm
Răng khôn nếu mọc lệch còn gây tiêu chân răng ở răng bên cạnh. Thậm chí làm thoái hóa thành u, gây nang bệnh lý ở trong xương hàm. Nang này sẽ làm hỏng xương hàm, răng, các dây thần kinh.
Gây sâu răng
Răng khôn bị mọc lệch gây ra nhiễm khuẩn, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây sâu răng. Nếu răng bị sâu, lỗ sâu sẽ tăng kích thước, làm phá hủy răng quai hàm, gây hậu quả là làm hư răng quai hàm, lây lan các răng khác.
Rối loạn phản xạ cảm giác
Do mặt có rất nhiều thần kinh chi phối, khi răng khôn bị mọc lệch sẽ chèn ép dây thần kinh, gây giảm cảm giác ở mặt. Răng khôn còn có thể gây hội chứng giao cảm: phù, đỏ quanh mắt.
Xử lý khi mọc răng khôn
Liệu nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không? Hay nhổ răng khôn hàm dưới bao lâu thì hết đau? nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Là những câu hỏi thường gặp với người có tình trạng răng mọc ngầm, lệch và buộc phải nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn hàm dưới.
Dù răng khôn có thể gây nhiều biến chứng nhưng nếu trường hợp răng mọc thẳng, không xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, hay đau đớn thì cũng không cần phải nhổ mà có thể xử lý bằng việc cắt lợi trùm. Nếu răng khôn có hiện tượng mọc lệch, ngầm, gây viêm lợi trùm thì cần nhổ để chấm dứt các biến chứng nguy hiểm.
Thực tế, nhổ răng khôn không nguy hiểm như nhiều người vẫn thường lo lắng, đây là thủ thuật đơn giản. Tuy nhiên, nếu thực hiện ở các cơ sở mà tay nghề bác sĩ nha khoa chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ gây ra chảy máu nhiều, nhiễm trùng sau nhổ. Nếu không khắc phục sẽ dễ hoại tử, nhiễm trùng máu, gây tử vong.
Mặt khác, răng khôn nếu mọc đúng vị trí nhiều dây thần kinh, nhất là dây thần kinh hàm, ở mặt nếu nhổ không cẩn thận dễ ảnh hưởng đến dây thần kinh này. Biểu hiện biến chứng sau khi nhổ răng khôn trong trường hợp này là người bệnh sẽ đau đớn, cảm thấy ngứa răng, tê lưỡi, cằm, răng, nướu răng.
>>> Xem thêm:
- Răng sâu có nên nhổ không? Giải đáp 5 thắc mắc phổ biến nhất về việc nhổ răng sâu?
- Nhổ răng số 8 hàm trên có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
Chú ý sau khi nhổ răng khôn
Đối với hầu hết trường hợp, sau khi nhổ răng khôn hàm dưới chỉ cần vài ngày hồi phục, bác sĩ sẽ kê một số thuốc giảm đau cần thiết. Ngoài ra, kinh nghiệm nhổ răng khôn hàm dưới để nhanh hết đau sau khi nhổ răng:
- Dùng túi đá lạnh áp vào ngoài má, giữ 15-20 phút trong ngày đầu tiên. Ngoài ra, có thể nhúng khăn trong nước ấm, vắt khô, chườm ngoài má trong 2 đến 3 ngày sau.
- Khi miệng có cảm giác tê, nên cẩn thận tránh cắn vào trong má, môi, lưỡi. Ngoài ra, không nên ngủ trên mặt bằng phẳng bởi điều này sẽ kéo dài thời gian chảy máu. Hãy kê gối cao khi nằm nhằm đỡ phần đầu.
- Cắn vào miếng gạc trong 1- 1,5 giờ sau khi nhổ răng để cầm máu, không ăn hay khạc nhổ bởi sẽ làm bật máu đông. Hãy quay lại khám nếu răng vẫn chảy máu trong 24 giờ sau giải phẫu.
- Nên thư giãn sau khi nhổ răng vì các hoạt động thể chất có thể làm vết thương chảy máu. Các ngày đầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ gợi ý nên chọn thức ăn mềm như súp, cháo loãng. Sau khi có dấu hiệu hồi phục, có thể thêm thực phẩm cứng hơn vào trong khẩu phần ăn.
- Ngày đầu sau khi nhổ răng khôn hàm dưới, bạn súc miệng với nước muối ấm để vệ sinh răng miệng, vùng nhổ răng.
- Một điểm lưu ý là không hút thuốc trong 24 giờ sau phẫu thuật vì sẽ khiến máu đông bị nới lỏng, kéo dài thời gian chữa lành vết thương. Ngoài ra, hút thuốc sẽ giảm khả năng cấp máu, gia tăng nguy cơ mầm bệnh, các chất gây ô nhiễm vào nơi vừa phẫu thuật.
- Nên tránh đụng vào khu vực phẫu thuật và lưu ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Trong một vài trường hợp cần thiết, nha sĩ sẽ cắt chỉ ở vết khâu sau vài ngày.
Trên đây là những thông tin về việc liệu có nên hay không nhổ răng khôn hàm dưới mà nhiều người vẫn thường thắc mắc. Nếu răng khôn mọc thẳng, bình thường và không gây đau bạn không nhất thiết phải nhổ, tuy nhiên hầu hết nha sĩ đều khuyên nên nhỏ răng khôn hàm dưới dù có hay gặp trường hợp răng mọc lệch, ngầm để đảm bảo sức khoẻ cho những răng khác ở toàn hàm.