Do những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nhiều người đã phải chịu "trái đắng".
- Người đàn ông hai nửa phổi gần như "biến mất", vĩnh viễn không thể phục hồi do một thói quen kinh hoàng suốt 20 năm
- Thói quen của người tập thể dục vô tình gây bệnh nguy hiểm
Anh Trương (SN 1980) hiện đang là nhân viên văn phòng tại Quảng Châu (Trung Quốc). Vào một buổi đêm, khi đang chuẩn bị đi ngủ, anh đột nhiên cảm thấy chân và tay trái yếu đi, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, khó chịu, đầu nặng trĩu và ù tai.
Do các triệu chứng không hề có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng nên anh đã gọi cấp cứu. Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra và chẩn đoán anh Trương bị nhồi máu não cấp tính. Anh đã được đưa vào khoa thần kinh để điều trị tiêu huyết khối.
Dù đã thực hiện qua nhiều phương pháp điều trị nhưng anh Trương vẫn phải chịu một vài di chứng do thân trái cử động bất tiện. Bác sĩ cảnh báo, ngoài việc sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu, hạ mỡ máu, người bệnh cũng cần chú ý rèn luyện thể chất, hình thành thói quen tốt, bỏ hút thuốc, uống rượu... Đặc biệt, bác sĩ nhấn mạnh việc anh Trương cần điều chỉnh thói quen ăn uống, nhất là việc ăn khuya.
Bác sĩ cho biết, ăn khuya trước khi đi ngủ lâu dài có thể tăng nguy cơ gây nhồi máu não bởi những nguyên nhân sau:
1. Tăng độ nhớt của máu
Việc ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa buộc phải hoạt động, máu sẽ tập trung tại đường tiêu hóa, tốc độ tiêu hóa thức ăn suy giảm và làm tăng độ nhớt máu. Từ đó dễ hình thành các cục máu đông và dẫn đến nhồi máu não.
2. Tăng huyết áp
Ăn vào đêm khuya, đặc biệt có kèm uống rượu có thể làm tăng hưng phấn thần kinh giao cảm, từ đó tăng huyết áp. Nếu huyết áp quá cao sẽ khiến cục máu đông chèn ép mạch máu, gây tắc và dẫn đến nhồi máu não.
Đặc biệt, việc hấp thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo vào ban đêm sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành ...
3. Béo phì
Ăn trước khi đi ngủ thường khó để tiêu thụ calo và dễ dẫn đến tăng cân. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây nhồi máu não vì nó có thể dẫn đến rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…
4. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Ăn trước khi đi ngủ có thể gây ra các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,… ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng có liên quan đến việc xuất hiện nhồi máu não.
Cùng với đó, việc ăn những thực phẩm chứa nhiều đường vào ban đêm cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân nhồi máu não
1. Thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, nhiều cholesterol, muối, đường... có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và tiểu đường và tăng nguy cơ nhồi máu não.
2. Thiếu vận động thể chất
Việc ít vận động có thể dẫn đến béo phì, tuần hoàn máu kém và giảm chức năng mạch máu cũng như làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu não. Ngồi lâu có thể khiến máu lưu thông kém, tăng nguy cơ huyết khối, gây nhồi máu não.
3. Áp lực công việc
Chịu áp lực công việc cường độ cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến căng thẳng về thể chất và tinh thần quá mức, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu não. Cùng với đó, việc ở trong trạng thái cảm xúc tồi tệ như lo lắng, trầm cảm, tức giận... trong thời gian dài sẽ dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và tăng nguy cơ nhồi máu não.
4. Thiếu ngủ
Thức khuya lâu , thiếu ngủ và sinh hoạt hàng ngày không đều đặn sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chức năng sửa chữa của cơ thể, đồng thời làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu não.
Nguồn: Abolouwang