Muốn kiểm tra mình có bị COVID-19 không thì làm thế nào?

Sức khỏe 31/07/2020 09:23

Nhiều người đi du lịch từ vùng dịch về hoặc người có triệu chứng như sốt, ho, khó thở… nghi ngờ mắc COVID-19 thì cần làm gì để kiểm tra?

Những cách kiểm tra người mắc COVID-19

Tại Việt Nam và thế giới đều đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính với SARS-CoV-2 là: Xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp Real-time PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).

Phương pháp xét nghiệm tìm gen virus Real-time PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người.

Nhưng phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ).

Còn phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Nhưng phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp Real-time PCR, dễ nhầm và bỏ sót.

Như vậy, thông thường nên xét nghiệm nhanh, nếu kết quả dương tính thì tiếp tục xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR để khẳng định lại kết quả xét nghiệm nhanh.

Kiểm tra COVID-19 có mất tiền xét nghiệm không?

Trước kia, các xét nghiệm COVID-19 đều được miễn phí. Từ chiều 30/7, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19.

Giá xét nghiệm đối với xét nghiệm bằng phương pháp Real-time PCR là 734.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm (theo dịch vụ số 1735 về xét nghiệm vi khuẩn/virus/vi nấm/ký sinh trùng Real-time PCR).

Giá xét nghiệm đối với trường hợp test nhanh là 238.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm (theo dịch vụ số 1736 về xét nghiệm vi khuẩn/virus/vi nấm/ký sinh trùng test nhanh).

Cần làm khi có các triệu chứng nhiễm COVID-19? 

Những người có triệu chứng mắc COVID-19 như sốt, ho, đau họng, khó thở cần làm những việc sau:

Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.

Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế.

Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy. Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắng đậy kín, hoặc vào túi và buộc kín miệng.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.

Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa...

Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.

Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.

Muốn kiểm tra mình có bị COVID-19 không thì làm thế nào? - Ảnh 1

Người có triệu chứng mắc COVID-19 cần đeo khẩu trang, che kín mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi. Ảnh minh họa

Cần đến đâu để thực hiện xét nghiệm COVID-19?

Hiện có 66 đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19. Bạn có thể trực tiếp đến 1 trong các cơ sở này. 

Miền Bắc: 33 đơn vị

Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang

Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình

Bệnh viện Medlatec

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Bệnh viện 108

Viện Y học dự phòng Quân đội

Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương

Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga

Bệnh viện 103

Chi cục Thú y vùng II

Chi Cục Thú Y vùng III

Miền Trung: 03 đơn vị

Viện Pasteur Nha Trang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

Bệnh viện Trung ương Huế

Tây Nguyên: 02 đơn vị

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Gia Lai

Miền Nam: 28 đơn vị

Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Cần Thơ

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

Trung tâm y tế dự phòng Hậu Giang

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trung tâm Y tế Phú Quốc

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai

Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện FV– TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An

Chi cục Thú y vùng 6

Chi cục Thú y vùng 7

Bệnh viện Quân y 175

Bệnh viện Quân y 7A

 

Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này

Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là con đường lây truyền bệnh duy nhất.

TIN MỚI NHẤT