Móng tay có sọc có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải bệnh lý nào đó. Hãy cùng xem tình trạng sức khỏe của mình thông qua móng tay trong bài viết sau.
- Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối và cách chữa trị
- Cách chữa dứt điểm rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông Y
Nội dung bài viết
- Móng tay có sọc dọc màu trắng
- Móng tay có sọc dọc màu nâu
- Móng tay có sọc đen dọc
- Móng tay bị sọc gợn sóng
- Móng tay bị sọc ngang và lõm
- Móng tay bị sọc là thiếu chất gì?
- Mẹo chăm sóc móng tay bị hư tổn
Với một cơ thể khỏe mạnh, móng tay sẽ có màu hồng nhạt, bề mặt trơn, không đổi màu khác lạ và không có sọc hoặc gờ rãnh. Nếu thấy móng tay của bạn đột nhiên có những đường kẻ sọc dọc hoặc sọc ngang kỳ lạ, chuyển sang màu khác hoặc có những đốm li ti thì đừng chủ quan, bởi rất có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được chữa trị. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng móng tay có sọc.
Móng tay có sọc dọc màu trắng
Nhiều người thắc mắc móng tay có sọc dọc là bệnh gì? Thực chất móng tay có những kẻ sọc màu trắng dọc theo chiều móng tay có thể đơn giản chỉ là một dấu hiệu của tuổi tác hoặc do tiếp xúc thường xuyên với dung dịch tẩy rửa.
Nếu bạn thấy sọc dọc ngày càng xuất hiện nhiều và móng thô ráp dần lên thì đó chỉ là dấu hiệu lão hóa và không đáng lo ngại. Sọc dọc trên móng tương tự như những nếp nhăn hình thành trên da, sẽ xuất hiện nhiều lên ở những người lớn tuổi, nhất là sau độ tuổi 50. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách ăn uống lành mạnh và rèn luyện cơ thể với những bài tập thể dục.
Tuy nhiên, cũng đừng chủ quan vì đó có thể là triệu chứng một số bệnh như thiếu máu, bệnh gan, suy tim sung huyết hoặc suy dinh dưỡng.
Móng tay có sọc dọc màu nâu
Móng tay có những đường kẻ sọc màu nâu cho thấy tay bạn vừa bị chấn thương nhẹ, do đó không cần lo lắng. Nếu các đường sọc màu nâu lan rộng ra thì nguyên nhân có thể là do hóa chất tẩy rửa mà bạn tiếp xúc hàng ngày. Ngoài ra, móng tay có sọc nâu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ban đỏ, bệnh vảy nến hoặc bệnh nhiễm trùng van tim.
Móng tay có sọc đen dọc
Nếu bạn thấy móng tay xuất hiện những vạch đen bất thường và đột ngột thì nên đến gặp bác sĩ ngay bởi rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư sắc tố. Đây là một dạng ung thư da vô cùng nghiêm trọng, thể hiện rõ qua sự thay đổi màu sắc nốt ruồi, móng chân và móng tay.
Móng tay bị sọc gợn sóng
Móng tay có sọc gợn sóng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp hoặc bệnh vảy nến. Nếu bạn thấy móng tay dần chuyển qua màu nâu đỏ, thậm chí là toàn bộ móng nhưng không liên quan gì đến việc tiếp xúc với hóa chất, lúc này nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Móng tay bị sọc ngang và lõm
Nếu móng tay có sọc ngang mờ, bề mặt bị lõm, mỏng hơn thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu (do thiếu sắt), nhiễm huyết sắc tố, bệnh ban đỏ, bệnh raynaud. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Móng tay bị sọc là thiếu chất gì?
Khi thấy móng tay xuất hiện nhiều sọc ngang, rất có thể bạn đang thiếu protein hoặc kẽm. Việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và máu cần thiết cho móng sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của móng tay. Ngoài ra, móng tay có sọc ngang cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến thận hoặc gan.
Trong trường hợp này, bạn nên ăn nhiều loại thịt đỏ như thịt lợn hoặc thịt bò để bổ sung thêm protein và kẽm cho cơ thể. Bên cạnh đó, nguồn dưỡng chất từ tôm, cua, ngao, hàu, ngũ cốc... cũng rất tốt.
>>> Xem thêm:
- Móng tay bị gợn sóng tiết lộ những điều gì về sức khỏe?
- Móng tay bị lõm có phải là bệnh hay không?
Mẹo chăm sóc móng tay bị hư tổn
- Massage hàng ngày cho móng tay bằng cách dùng một chút gel và dụng cụ đánh bóng dành riêng cho móng tay. Điều này sẽ giúp kích thích lưu thông máu đến tận móng tay, giúp móng khỏe mạnh, không bị bong tróc hay nứt.
- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm để loại da chết cũng như nuôi dưỡng biểu bì nằm xung quanh móng tay.
- Trước khi sơn móng, hãy bôi chút kem hydrat lên móng cho khô rồi mới tô vẽ. Lớp kem này sẽ giúp bảo vệ các sợi keratin cấu thành nên móng tay.
- Nếu móng tay bạn giòn và dễ gãy, hãy tránh xa các dụng cụ kim loại cắt tỉa móng tay. Thay vào đó, hãy dùng dụng cụ dũa móng được làm từ bìa carton cứng và dũa theo 1 chiều nhất định.
- Khi làm việc nhà hay phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, hãy đeo găng tay bảo vệ cho bộ móng yêu quý của bạn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng móng tay có sọc. Nếu thấy móng tay có sọc kèm theo một số dấu hiệu bất thường trên cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.